Vì sao Vinaconex vẫn được làm đường ống nước Sông Đà thứ hai?

(Kiến Thức) - Vì sao chưa xử lý dứt điểm trách nhiệm 9 lần vỡ đường ống dẫn nước Sông Đà mà tháng 9 này Vinaconex nghiễm nhiên khởi công đường ống giai đoạn 2?

Vì sao Vinaconex vẫn được làm đường ống nước Sông Đà thứ hai?
Chưa làm rõ trách nhiệm để xảy ra sự cố ống composite cốt sợi thủy tinh dẫn nước sạch từ sông Đà (Hòa Bình) về Hà Nội bị vỡ đến 9 lần sau 3 năm sử dụng thì Vinaconex đã được Hà Nội đồng ý cho triển khai đường ống thứ hai khiến không ít người dân bức xúc. Câu hỏi đặt ra là liệu đường ống mới mà Vinaconex được giao có đảm bảo không bị vỡ như đường ống thứ nhất?
Không hấp dẫn nên... 
Ngày 22/7, UBND TP Hà Nội đã thống nhất với Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm đường ống nước sạch sông Đà số 2 bằng vật liệu ống thép hàn xoắn. Như vậy, đường ống cốt sợi thủy tinh với hệ thống máy móc nhập từ Trung Quốc không được sử dụng đợt này. Theo đơn vị này, từ việc phân tích 5 loại vật liệu khác nhau để làm đường ống số 2 như nhựa, gang xám, gang dẻo, thép, bê tông nòng thép dự ứng lực, Vinaconex đã đề xuất chọn ống thép hàn xoắn bảo vệ bằng sơn Epoxy. Lý do Vinaconex đề xuất chọn vật liệu này vì nó đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, các nhà thầu trong nước làm chủ công nghệ và có giá thành hợp lý...
Vinaconex đã khởi công đường ống giai đoạn 2 dù đường ống lần 1 bị vỡ tới 9 lần.
Vinaconex đã khởi công đường ống giai đoạn 2 dù đường ống lần 1 bị vỡ tới 9 lần. 
Theo đại diện của Vinaconex, lý do đơn vị này được triển khai đường ống thứ hai không mang tính ngoặc kép sau khi gặp sự cố vỡ đường ống. Thậm chí, Vinaconex tự tin là người làm tốt nhất. “Nếu đưa đơn vị mới vào không thể đáp ứng được tiến độ, nhu cầu và hiểu dự án bằng chúng tôi. Dự án này bao gồm cả nhà máy, hệ thống đầu mối ở Hòa Bình, gồm kênh, dẫn  nước, đầm, bể xử lý bể lắng... đường ống chỉ là một phần. Nếu đơn vị mới vào, làm nhà máy mới thì tốn tiền của xã hội, là tiền của tôi... Chỉ tại thời điểm đó chúng tôi chưa có tiền nên chia ra từng giai đoạn. Không ai chống lưng cho Vinaconex”, ông Phạm Chí Sơn, Giám đốc Ban Đối ngoại – Pháp chế thuộc Vinaconex cho biết. 
Cũng theo ông này, làm đường ống thứ 2 là biện pháp lâu dài để cung cấp nước sạch. Nguồn vốn do doanh nghiệp tự bỏ ra. Đây là cách hưởng ứng xã hội hóa doanh nghiệp bằng tiền của doanh nghiệp. Trên thực tế, việc làm đường ống cung cấp nước sạch không hấp dẫn, bỏ nhiều công sức và tiền của... Đó là lý do vì sao Bộ Xây dựng và TP Hà Nội ủng hộ.
Cơ quan pháp luật vào cuộc
Trả lời câu hỏi, vì sao chưa xử lý dứt điểm trách nhiệm mà tháng 9 này đơn vị đã khởi công đường ống giai đoạn 2, đại diện đơn vị này cho rằng: Hiện công tác xử lý trách nhiệm đang làm và cần quy trình, không thể tự tiện kỷ luật mà cần đối chiếu hành vi. Công luận muốn có ngay kết quả là không thể, vì dự án đã 10 năm nên quyết toán từ lâu... 
Song hành với việc đó, Vinaconex cũng có phương pháp xử lý theo chỉ đạo của Bộ Xây dựng. Trước mắt duy trì, điều chỉnh lưu lượng áp suất vận hành hợp lý để cấp nước suôn sẻ cho người dân. “Đây là hệ thống tự chảy, vận dụng độ chênh thế năng từ độ cao khoảng 100m của nhà máy nước Hòa Bình để đưa nước về Hà Nội. Cả cột nước hàng triệu m3 cần điều hòa, vận hành phù hợp để tránh phá hủy hệ thống. Thứ hai, tăng cường kiểm tra tuyến để tránh vỡ tung. Việc vỡ đường ống vừa rồi là do chính Vinaconex chủ động phát hiện, cắt nước và sửa chữa, không cho phép vỡ tung ra. Thứ ba, tăng cường cùng địa phương để bảo vệ hệ thống ống. Ống nằm ngầm dưới đất, phía trên nguyên tắc không được xây công trình kiên cố...”, ông Phạm Chí Sơn cho hay.
Còn ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch HĐQT Vinaconex cho hay, hiện các đơn vị chức năng đã vào thẩm tra, cụ thể là Thanh tra Chính phủ và Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46).
“Vinaconex mong người dân thông cảm, bao dung trước sự cố hay ý kiến đòi đền bù. Bởi từ năm 2004 tới giờ đơn vị chưa có lãi. Nếu không doanh nghiệp chết và không đủ khả năng cung cấp nước sạch cho Thủ đô nên cũng mong mỗi người chia sẻ để Vinaconex có thể thực hiện được giai đoạn 2 và giúp cho doanh nghiệp có lãi”.
Ông Nguyễn Thành Phương

Vinaconex nói gì về vết nhơ vỡ đường ống nước sông Đà?

Sau 9 lần vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà, sáng nay, Tổng công ty CP Vinaconex mới lên tiếng nhận trách nhiệm của mình trong sự việc này. 

Vinaconex nói gì về vết nhơ vỡ đường ống nước sông Đà?
Theo đó, Tổng công ty CP Vinaconex nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong Ban lãnh đạo; nhận khuyết điểm với Chính phủ, Bộ Xây dựng, Thành phố Hà Nội và nhân dân Thủ đô do đã để các sự cố vỡ ống dẫn nước đáng tiếc xảy ra.
Đường ống dẫn nước sạch sông Đà liên tiếp gặp sự cố.
 Đường ống dẫn nước sạch sông Đà liên tiếp gặp sự cố.

Vinaconex ham rẻ nên vỡ đường ống nước sạch sông Đà?

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Vinaconex sử dụng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh do chi phí thấp dù được tiên đoán trước về khả năng vỡ đường ống.

Vinaconex ham rẻ nên vỡ đường ống nước sạch sông Đà?
Biết sao vẫn làm?
Theo thông tin, Tổng giám đốc Vinaconex cũng thừa nhận các kết luận về nguyên nhân gây vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà do Bộ Xây dựng công bố là chính xác. Theo đó, có hai nguyên nhân liên quan chất lượng và thi công đường ống. Thứ nhất, chất lượng đường ống không đồng đều. Việc lấy mẫu thí nghiệm cũng như đánh giá cảm quan cho thấy độ bám dính của các lớp cấu tạo ống chưa tốt, về lâu dài dễ gây bong rộp, tách lớp ống. Thứ hai, quá trình vận chuyển, lắp đặt gây nên một số tác động bất lợi tới đường ống, làm giảm khả năng bám dính giữa các lớp vật liệu cấu tạo ống, lâu dài ảnh hưởng đến khả năng chịu lực. 

VN theo dõi chặt chẽ Biển Đông sau khi TQ di chuyển giàn khoan

(Kiến Thức) - Người phát ngôn Bộ ngoại giao cho biết hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn theo dõi chặt chẽ hoạt động của các bên ở Biển Đông.

VN theo dõi chặt chẽ Biển Đông sau khi TQ di chuyển giàn khoan
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều nay, trả lời câu hỏi hiện Việt Nam còn theo dõi hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 khi giàn khoan này đã di chuyển về khu vực đảo Hải Nam hay không, ông Lê Hải Bình, khẳng định, hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn theo dõi chặt chẽ hoạt động của các bên ở Biển Đông.
Về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có thay đổi gì sau khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh: "Chúng tôi khẳng định lâu nay Việt Nam vẫn luôn bày tỏ mong muốn duy trì quan hệ bình thường. Trên thực tế, hiện tại quan hệ giữa 2 nước trện moi mặt vẫn đang diễn ra bình thường".
Trước băn khoăn của nhiều phóng viên về vị trí hiện tại của giàn khoan Hải Dương 981, liệu giàn khoan nay đã rút khỏi Việt Nam hay chưa, ông Lê Hải Bình cho biết: “Cơ quan chức năng Việt Nam khẳng định, các tàu và giàn khoan của Trung Quốc đã ra khỏi vùng biển Việt Nam.

"Trang web của Cục hải sự Trung Quốc cũng vừa cho biết, từ ngày 23/7, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tác nghiệp với thời gian gần 2 tháng tại dự án Lăng Thủy.

Đây là khu vực cách đông nam Lăng Thủy, Hải Nam 68 hải lý. Tọa độ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 là 17°25′46″,9N/ 110°41′22″,3E. Phạm vi hoạt động 2.000m".

VN theo dõi chặt chẽ Biển Đông sau khi TQ di chuyển giàn khoan.
 VN theo dõi chặt chẽ Biển Đông sau khi TQ di chuyển giàn khoan.
Liên quan đến thông tin 1 người đàn ông Trung Quốc tấn công 5 phụ nữ Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao - ông Lê Hải Bình trao đổi, ngay khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Việt Nam tại Trung Quốc tập trung làm rõ, xác nhận thông tin và kịp thời cứu chữa cho những người bị thương. 

Tin mới