Vì sao 'vùng đất mang lời nguyền' phủ đầy bạch kim?
Truyền thuyết về một vùng đất bị dính "lời nguyền" ở miền Đông nước Mỹ hóa ra lại dựa trên một sự kiện có thật xảy ra khoảng 1.500 năm trước.
Thùy Dung (T.H)
Theo truyền thuyết, vùng đất ở miền Đông nước Mỹ - quê hương của văn hóa Hopewell 1.500 năm trước có một con rắn có sừng khổng lồ bay ngang bầu trời 1.500 năm trước, thả những khối đá xuống đất rồi lao xuống sông.
Một dị bản khác lại cho rằng, có một "con báo trên trời" với hành vi tương tự. Dị bản khác lại đề cập tới ngày "Mặt trời rơi xuống". Điều này đã khiến cả vùng phủ đầy bạch kim nhưng đồng thời cũng khiến cuộc sống lụi tàn.
Để tìm hiểu thực hư về truyền thuyết này, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà nhân chủng học Kenneth Tankersley từ Đại học Cincinnati (Ohio, Mỹ) đã lần tìm manh mối trong lượng bạch kim dồi dào trong đất đai của 3 tiểu bang.
Các nhà khoa học tin rằng các truyền thuyết đề cập đến một hiện tượng thiên văn hiếm có. Họ nghi ngờ một gò đất hình sao chổi dược xây dựng ở khu vực Milford Earthworks, trung tâm của khu vực mà văn hóa Hopewell từng ngự trị và tàn lụi bí ẩn.
Vì vậy đã quyết định phân tích đất đai và trầm tích trong khu vực này và ngay lập tức phát hiện ra điểm bất thường. Ngay cả hiện tại, nồng độ Iridi và bạch kim tại 11 địa điểm khảo cổ Hopewell vẫn còn rất cao.
Đặc điểm này hiện rõ trong các lớp trầm tích và đặc biệt lớp trầm tích 1.500 năm trước còn có cả một lớp than. Vì vậy nhóm nghiên cứu cho rằng đó là một vụ nổ sao chổi.
Có thể những gì trong truyền thuyết thực sự đã xảy ra, Khi sao chổi bay ngang trời, nó sẽ trông như một con rắn phát sáng. Khi ấy hiểu biết của con người còn hạn chế nên đã thành những câu chuyện lưu truyền đến nay.
Sao chổi phát nổ tạo ra một trận mưa thiên thạch đáng sợ, gây bốc cháy một khu vực 23.828 km2.
Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng, hệ sinh thái bị đảo lộn kéo theo sự lụi tàn dần của các bộ lạc thời văn hóa Hopewell trong nhiều năm sau đó.
Kết quả xác định niên đại dựa trên đồng vị carbon phóng xạ cho thấy sự kiện bí ẩn đã xảy ra khoảng năm 252 đến năm 383 sau Công Nguyên, thời điểm mà có tới 69 sao chổi gần Trái Đất liên tiếp đe dọa hành tinh, dù chưa rõ cái nào đã phát nổ.
Hopewell áp dụng không phải chỉ vào những bộ lạc vùng nam tiểu bang Ohio bây giờ, mà các bộ lạc bên kia sông Mississippi như ở Missouri, Kansas, Iowa, và Minnesota.
Văn hóa Hopewell bắt đầu tàn khoảng thế kỷ thứ năm sau Công Nguyên. Tới thế kỷ thứ sáu thì văn hóa Hopewell chuyển qua văn hóa Mississippi.
Bất thường những vùng đất đáng sợ nhất thế giới cấm người đến
Một số vùng đất đáng sợ nhất thế giới cấm dân thường đặt chân đến vì có thể mất mạng trong tích tắc. Do đó, công chúng càng tò mò hơn về những nơi này.
Đảo Bắc Sentinel ở Ấn Độ được xem là một trong những vùng đất đáng sợ nhất thế giới. Nguyên do là bởi đây là nơi sinh sống của bộ tộc Sentinel sống tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Họ sẵn sàng tấn công và sát hại bất cứ ai cố gắng đặt chân lên đảo.
Điều đặc biệt ở vùng đất mặt trời không bao giờ lặn
Một số địa điểm như Longyearbyen, Kiruna, Hammerfest khiến công chúng thích thú bởi điều đặc biệt. Đó là những vùng đất này suốt vài tháng mặt trời không lặn.
Hammerfest là một trong những thành phố cổ nổi tiếng ở Na Uy. Vùng đất này là nơi sinh sống của khoảng 8.000 người. Nhiều người yêu thích Hammerfest vì đây là thành phố xa xôi nhất ở vùng cực bắc của Trái đất.