Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, có một vị thám hoa được vua Càn Long của nhà Thanh nể phục đến mức tặng 18 cỗ quan tài khi ông qua đời. Đó là Phan Kính, người làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
Phan Kính (1715 – 1761), từ nhỏ đã nổi tiếng học giỏi, thông minh, nhanh nhẹn. Ông sớm bộc lộ tài năng văn chương, hơn 3 tuổi đã thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, từng làm thơ phú khi mới lên 7 tuổi. Năm 1722, bài văn của Phan Kính xếp hạng nhất trong kì thi sát hạch ở xã Lai Thạch dù lúc đó ông mới 7 tuổi. Khi thi vào trường Quốc Tử Giám, Phan Kính tiếp tục là người đỗ đầu.
|
Ảnh minh họa |
Năm 1743, với quyết tâm đỗ đạt cao nhất, vượt qua 3.000 sĩ tử, ông đã đỗ thám hoa, vì khoa thi này không lấy trạng nguyên nên ông trở thành người đỗ cao nhất.
Với tài năng xuất chúng, Phan Kính được triều đình trọng dụng, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Giám sinh ở Quốc Tử Giám, Đốc đồng trấn Sơn Tây, Đốc đồng xứ Thanh Hóa, Thư đốc thị Nghệ An, Đốc đồng xứ Tuyên Quang, Kinh lược sứ, Tham mưu nhung vụ đạo Hưng Hóa…. Ông là một vị quan thanh liêm, chính trực, luôn có những đóng góp quan trọng cho đất nước.
Với kiến thức sâu rộng, uyên bác, khéo léo trong ngoại giao, từng nhiều lần lập công giúp nước ta cùng nhà Thanh ổn định cương giới, Phan Kính rất được vua Càn Long mến phục. Thậm chí vua nhà Thanh còn phong cho ông danh vị “Lưỡng quốc đình nguyên thám hoa", tặng chiếc áo cẩm bào và hai bức trướng, ghi hai dòng chữ: “Thiên triều đặc tứ Bắc Đẩu dĩ Nam nhất nhân nhi dĩ”. Nghĩa là "Thiên triều đặc cách, phía Nam Bắc Đẩu, chỉ một người thôi".
|
7/7/1761 do làm việc quá sức, Phan Kính đột ngột qua đời ở tuổi 47. Hay tin, vua Thanh bày tỏ sự kính phục, tiếc nuối bằng cách cho đóng 18 cỗ quan tài, khâm liệm rồi đưa rước về nước. Việc vua Càn Long tặng 18 cỗ quan tài cho Phan Kính là một sự kiện đặc biệt trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Điều này thể hiện sự nể phục của nhà Thanh đối với tài năng, đức hạnh của Phan Kính. |
|
Khi quan tài của Phan Kính về đến Thăng Long đông đảo các quan văn võ tại triều vô cùng thương tiếc đến phúng viếng. Vua Lê Hiển Tông và chúa Trịnh Doanh đã cấp lễ vật, tử tuất rất trọng hậu và tự tay đề bức trướng phúng viếng khi ông qua đời. Để tưởng nhớ tài năng của Phan Kính, vua đã ban sắc truy phong cho ông chức Hữu thị lang Bộ hình, tước Quỳ dương bá, thụy Trung hiển. |
|
Năm 1783, 23 năm sau ngày ông mất, vua Lê Hiển Tông đã sắc tôn ông làm Thành Hoàng, gia phong “Anh nghị đại vương”, cấp tiền bạc, cử thợ giỏi về địa phương xây dựng đền thờ, lăng tẩm ông tại thôn Vĩnh Gia, giao cho ba tổng Lai Thạch, Hòa Lâm, Bình Hồ thuộc huyện La Sơn thờ phụng. |