Vị Thầy của một Thượng tọa

Ngày xửa ngày xưa, có một Thượng tọa của một phái thiền nọ, người bảo trợ cho thầy không ai khác hơn là vị lãnh chúa.

Vị Thầy của một Thượng tọa
Vì đến thủ đô thăm vị lãnh chúa tại tư dinh nên vị Thượng tọa đã du hành kiểu cách sang trọng với một đoàn tùy tùng đông đảo và khá rùm beng.
Có một việc xảy ra trong cuộc hành trình này là những kỵ sĩ muốn mua một vài đôi giày tại một trạm mà đoàn xe dừng nghỉ. Một ông già được gọi đến theo sự giới thiệu của những phu phen bản xứ. Họ bảo rằng ông ta làm giày cỏ rất tốt.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Rồi thì, khi ông già đem mấy đôi giày mới đến, vị Thượng tọa thấy ông qua cửa kiệu và cơ hồ muốn xỉu. Ông thợ giày già đó không ai khác hơn là Đông Thủy (Tòsui), một Thiền sư lừng danh, người đã từng là thầy của chính Thượng tọa nhiều năm trước đây, và sau đó đã biến mất khỏi chùa một cách bí ẩn.
Thượng tọa nhào ra khỏi kiệu xúc động và bối rối, cúi lạy ông già hết sức cung kính.
Thầy Đông Thủy ân cần với Thượng tọa và kể chuyện ngày xưa. Khi đoàn lên đường, vị thầy bảo Thượng tọa:
- Đừng để mình đắm nhiễm trong sự kết giao với quý tộc.
Theo A Hundred Stories of Enlightenment, Viên Chiếu dịch

Tôn xưng Hòa thượng, Thượng tọa và Đại đức

Tôn xưng Hòa thượng, Thượng tọa và Đại đức

Hỏi: Nhờ giải thích nguyên nghĩa của các cách tôn xưng "Hòa thượng", "Thượng tọa" và "Đại đức".

Thế nào là Thượng tọa?

Thời đức Phật, các bậc đạo cao, đức trọng thường được tôn xưng là Thượng tọa, là Trưởng lão.

Thế nào là Thượng tọa?
Vì thế, hàng Thượng tọa rất được Tăng chúng và tín đồ cung kính, nể trọng, cúng dường hậu hỷ, đồng thời các Ngài là bậc lãnh đạo, mô phạm trong đại chúng, nên luôn được Phật ca ngợi, tán thán.

Lấy hình Phật làm hình nền điện thoại có tội không?

Phật tử thì nên thường nhớ đến Phật, đến chùa. Tâm niệm mình hướng về Phật và chùa...

Lấy hình Phật làm hình nền điện thoại có tội không?
HỎI: Tôi là Phật tử vì yêu quý và muốn chiêm ngưỡng nên thường lấy hình Phật hay hình chùa để làm hình nền cho điện thoại. Vậy có mang tội không?

Tin mới