Vị vua giàu nhất lịch sử có bao nhiêu của cải?

Vị vua giàu nhất lịch sử có bao nhiêu của cải?

Là người cai trị Đế chế Mali ở châu Phi vào thế kỷ 14, Mansa Musa được xem là nhà vua giàu nhất lịch sử với khối tài sản sở hữu trị giá hơn 400 tỷ USD.

Xem toàn bộ ảnh
Sinh năm 1280,  nhà vua Mansa Musa cai trị Đế chế Mali ở châu Phi từ năm 1312. Sau khi lên ngôi, ông hoàng này đã tiến hành nhiều chiến dịch quân sự, mở rộng lãnh thổ. Với những chiến dịch thành công, lãnh thổ Đế chế Mali trải dài hơn 2.000 dặm, bao gồm nhiều vùng đất ngày nay là Bờ Biển Ngà, Gambia, Guinea...
Sinh năm 1280, nhà vua Mansa Musa cai trị Đế chế Mali ở châu Phi từ năm 1312. Sau khi lên ngôi, ông hoàng này đã tiến hành nhiều chiến dịch quân sự, mở rộng lãnh thổ. Với những chiến dịch thành công, lãnh thổ Đế chế Mali trải dài hơn 2.000 dặm, bao gồm nhiều vùng đất ngày nay là Bờ Biển Ngà, Gambia, Guinea...
Vùng lãnh thổ của Đế chế Mali dưới thời hoàng đế Mansa Musa rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Ông sở hữu gia tài khổng lồ bằng cách cho người khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên "khủng" sẵn có là: ngà voi, muối và vàng.
Vùng lãnh thổ của Đế chế Mali dưới thời hoàng đế Mansa Musa rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Ông sở hữu gia tài khổng lồ bằng cách cho người khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên "khủng" sẵn có là: ngà voi, muối và vàng.
Theo một số nhà nghiên cứu, đế chế Mali dưới sự trị vì của vua Mansa Musa chiếm khoảng 1/2 lượng vàng lưu thông trên thế giới.
Theo một số nhà nghiên cứu, đế chế Mali dưới sự trị vì của vua Mansa Musa chiếm khoảng 1/2 lượng vàng lưu thông trên thế giới.
Khối tài sản của vua Mansa Musa nhờ đó mà tăng lên theo cấp số nhân. Theo ước tính, ông hoàng này sở hữu khối tài sản trị giá hơn 400 tỷ USD.
Khối tài sản của vua Mansa Musa nhờ đó mà tăng lên theo cấp số nhân. Theo ước tính, ông hoàng này sở hữu khối tài sản trị giá hơn 400 tỷ USD.
Với khối tài sản khổng lồ, vua Mansa Musa tận hưởng cuộc sống xa hoa, phù phiếm không ai sánh bằng. Điển hình là việc ông đã thực hiện chuyến hành hương tới thánh địa Mecca vào năm 1324.
Với khối tài sản khổng lồ, vua Mansa Musa tận hưởng cuộc sống xa hoa, phù phiếm không ai sánh bằng. Điển hình là việc ông đã thực hiện chuyến hành hương tới thánh địa Mecca vào năm 1324.
Trong chuyến hành hương này, vua Mansa Musa được tháp tùng bởi đoàn hộ tống gồm 60.000 người (bao gồm cả văn võ bá quan, cung tần, mỹ nữ, lính canh, nô lệ...). Ngay cả nô lệ cũng mặc những bộ trang phục làm từ lụa Ba Tư sang trọng. Đoàn hành hương của vua Mansa Musa mang theo hàng trăm hòm vàng để mua sắm trên đường đi.
Trong chuyến hành hương này, vua Mansa Musa được tháp tùng bởi đoàn hộ tống gồm 60.000 người (bao gồm cả văn võ bá quan, cung tần, mỹ nữ, lính canh, nô lệ...). Ngay cả nô lệ cũng mặc những bộ trang phục làm từ lụa Ba Tư sang trọng. Đoàn hành hương của vua Mansa Musa mang theo hàng trăm hòm vàng để mua sắm trên đường đi.
Số vàng này được dùng để mua thực phẩm, đặc sản... cho đoàn hành hương của vua Mansa Musa. Ông hoàng này còn thể hiện sự giàu có của mình bằng cách ban phát vàng cám cho dân thường ở một số nơi đi qua, bao gồm Ai Cập.
Số vàng này được dùng để mua thực phẩm, đặc sản... cho đoàn hành hương của vua Mansa Musa. Ông hoàng này còn thể hiện sự giàu có của mình bằng cách ban phát vàng cám cho dân thường ở một số nơi đi qua, bao gồm Ai Cập.
Một số nhà sử gia cho hay, do vua Mansa Musa dùng quá nhiều vàng để mua sắm cũng như ban phát cho người dân nên dẫn tới việc giá vàng giảm mạnh. Do tình trạng lạm phát nghiêm trọng nên nền kinh tế Ai Cập mất tới 12 năm để hồi phục.
Một số nhà sử gia cho hay, do vua Mansa Musa dùng quá nhiều vàng để mua sắm cũng như ban phát cho người dân nên dẫn tới việc giá vàng giảm mạnh. Do tình trạng lạm phát nghiêm trọng nên nền kinh tế Ai Cập mất tới 12 năm để hồi phục.
Ước tính, cuộc hành hương tới thánh địa Mecca của vua Mansa Musa đã gây ra thiệt hại kinh tế ở Trung Đông khoảng 1 tỷ USD.
Ước tính, cuộc hành hương tới thánh địa Mecca của vua Mansa Musa đã gây ra thiệt hại kinh tế ở Trung Đông khoảng 1 tỷ USD.
Sau khi trở về từ chuyến hành hương, vua Mansa Musa cho xây nhiều đền thờ, cung điện... hoành tráng nhưng chỉ tiêu tốn một phần rất nhỏ trong khối tài sản khổng lồ của mình. Vào năm 1337, vua Mansa Musa băng hà. Sau cái chết của ông, đế chế Mali dần suy tàn trước khi sụp đổ.
Sau khi trở về từ chuyến hành hương, vua Mansa Musa cho xây nhiều đền thờ, cung điện... hoành tráng nhưng chỉ tiêu tốn một phần rất nhỏ trong khối tài sản khổng lồ của mình. Vào năm 1337, vua Mansa Musa băng hà. Sau cái chết của ông, đế chế Mali dần suy tàn trước khi sụp đổ.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.

GALLERY MỚI NHẤT