Vị vua Việt chịu cảnh 'hoán vợ đổi chồng', luôn có ý định xuất gia

Trước gánh nặng đế vương và món nợ ân tình với người vợ kết tóc xe tơ, vua Trần Thái Tông đã muốn từ bỏ ngai vàng để đi tu.

Chuyện tình của Trần Thái Tông và hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng cùng những sự kiện xảy ra trong cuộc đời hoàng đế đến nay vẫn là đề tài hấp dẫn với hậu thế.

Chuyện tình "ngược tâm" của 2 vua Lý - Trần

Để nói về chuyện tình đẫm lệ giữa vua Trần Thái TôngTrần Cảnh thì phải quay lại tìm hiểu về xuất thân của 2 người. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh) sinh năm Mậu Dần (1218), là con gái vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung. Vào thời điểm Lý Chiêu Hoàng ra đời, nhà Lý đã đến kỳ suy tàn.

Tháng 10/1224, Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ (anh họ Trần Thị Dung), người nắm quyền lực lớn nhất trong triều lúc bấy giờ đã ép vua xuống chiếu lập Chiêu Thánh làm Hoàng Thái tử. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi vua năm 7 tuổi, trở thành vị nữ đế đầu tiên, cuối cùng và cũng là duy nhất của Đại Việt.

Lúc này, Trần Thủ Độ đã lên kế hoạch để giành vương quyền về cho họ Trần. Ông đã đưa cháu họ là Trần Cảnh, 8 tuổi vào cung làm Chánh thủ, hầu hạ Lý Chiêu Hoàng.

Vi vua Viet chiu canh 'hoan vo doi chong', luon co y dinh xuat gia
Trần Thái Tông buộc phải phế Lý Chiêu Hoàng, cưới chị dâu về làm vợ để duy trì ngôi báu cho họ Trần. Ảnh minh họa: Internet.

Sau khi để 2 đứa trẻ làm bạn với nhau, Trần Thủ Độ loan tin nữ hoàng đã có chồng và dựng lên cuộc hôn nhân giữa Trần Cảnh với Lý Chiêu Hoàng. Vào năm 1225, Trần Thủ Độ đã dàn xếp để Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Ngày 21/10/1225, Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế. Từ đây, Lý Chiêu Hoàng bị giáng xuống làm hậu, trở thành tội đồ của nhà Lý.

Vậy là chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, triều đại thay đổi, cuộc đời 2 vị vua Trần Cảnh, Lý Chiêu Hoàng cũng theo đó mà xoay vần.

Lựa chọn giang sơn và mỹ nhân

Sau khi bị Trần Thủ Độ ép phế hậu, Trần Cảnh đã tìm đủ mọi cách để giữ lại ngôi vị cho Lý Chiêu Hoàng nhưng bất thành. Thêm chuyện phải lấy chị dâu khiến anh trai nổi loạn, Trần Thái Tông đã chán ngán trò đời đảo điên.

Vào một đêm năm 1236, Trần Thái Tông đã bỏ kinh thành lên núi Yên Tử định xuất gia. Ngai vàng là thứ bao người thèm muốn, khiến phụ tử tranh giành, huynh đệ tương tàn nhưng Thái Tông lại vứt bỏ ngôi báu một cách thản nhiên như không.

Ngày hôm sau, Trần Thủ Độ dẫn các quan lên núi mời vua trở về kinh sư. Lúc này, nhà vua nói: "Vì trẫm non trẻ, chưa cáng đáng nổi sứ mệnh nặng nề, phụ hoàng lại vội lìa bỏ, sớm mất chỗ trông cậy, nên không dám giữ ngôi vua mà làm nhục xã tắc".

Nài xin nhiều lần không được, Trần Thủ Độ mới bảo mọi người: "Xa giá ở đâu tức là triều đình ở đó". Ông sai người dựng một kinh thành nguyên mẫu Thăng Long ngay trên núi Yên Tử. Trần Thái Tông chán nản nhận ra đối với người quyết đoán, không từ thủ đoạn như Trần Thủ Độ, nếu còn cứng đầu thì rất có thể tính mạng của Chiêu Hoàng và những người vô tội khác sẽ bị làm hại. Cuối cùng, nhà vua đành phải nhượng bộ.  

Là vua một nước, Trần Thái Tông không thể tự định đoạt hạnh phúc riêng của mình. Mối nhân duyên của ông và Lý Chiêu Hoàng đến đây chấm dứt. Về sau, Thái Tông đã ban Lý Chiêu Hoàng cho Lê Phụ Trần, một danh tướng được ông nhất mực tin tưởng.

Dưới sự ủy thác của nhà vua, Lê Phụ Trần đã mang đến một cuộc sống bình yên và hạnh phúc nửa đời sau này cho Lý Chiêu Hoàng. Nhìn nhận giai đoạn lịch sử này, nhiều người cho rằng Trần Thái Tông là kẻ vô tình. Nhưng, việc ông dốc sức bảo vệ người mình yêu, mưu cầu hạnh phúc cho bà khi bản thân không làm được mới thấy sự chí tình, chí nghĩa của vị vua này.

Trần Thái Tông và Thành Cát Tư Hãn giống nhau ở chi tiết đặc biệt

Trần Thái Tông ngoài chuyện không thể truyền ngôi cho Quốc Khang thì đối xử với người con hờ cũng khá tốt.

Trần Thái Tông và Thành Cát Tư Hãn giống nhau ở chi tiết đặc biệt

Dù có sự e ngại nhất định nhưng vẫn cho người con hờ nắm binh quyền một cõi quan trọng. Đây là điểm mà nếu đối chiếu lịch sử trong không gian và thời gian gần đó thì thấy rất giống cách Thành Cát Tư Hãn đã làm.

Trong vở kịch để Trần Thái Tông phải bỏ Lý Chiêu hoàng và lấy Thuận Thiên công chúa (người là chị ruột của Lý Chiêu hoàng và cũng là chị vợ, chị dâu của Trần Thái Tông) thì có rất nhiều người chịu thiệt thòi. Trần Liễu, chồng của Thuận Thiên công chúa tức giận mang quân làm phản nhưng bị Trần Thủ Độ dẹp, Trần Thái Tông định bỏ lên núi đi tu vì thấy áy náy, Lý Chiêu hoàng sống cô quạnh suốt 20 năm. Thuận Thiên công chúa chắc cũng chẳng vui vẻ gì vì khi bị ép duyên với Trần Thái Tông thì bà đang mang thai 3 tháng. Và người thiệt thòi hơn cả trong câu chuyện này chính là người con trong bụng của Thuận Thiên công chúa khi đó.

Huyền bí bức tượng chim Chu Tước ở lăng Trần Thủ Độ

Theo các nhà nghiên cứu, bức tượng chim ở lăng Trần Thủ Độ có thể là chim Chu Tước, nằm trong bộ tượng bốn thần thú cổ xưa.

Huyền bí bức tượng chim Chu Tước ở lăng Trần Thủ Độ
Huyen bi buc tuong chim Chu Tuoc o lang Tran Thu Do
 Thái sư Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là một nhân vật có vai trò quan trọng trong sử Việt. Lăng mộ của ông nằm ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tại đây, các chuyên gia đã tìm thấy một bức tượng chim kỳ lạ. 

4 hoàng đế Việt nổi tiếng: Người lấy thái hậu, người cưới vợ của... bác

Ít ai ngờ rằng, những hoàng đế Việt này lại cưới người phụ nữ đã có gia đình làm vợ.

4 hoàng đế Việt nổi tiếng: Người lấy thái hậu, người cưới vợ của... bác
Vua Lê Hoàn cưới vợ của vua Đinh Tiên Hoàng
Lê Hoàn (941-1005) là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì đất nước trong 24 năm. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Ông sớm mồ côi cha mẹ và được người họ Lê ở làng Mía (nay thuộc xã Xuân Tân, Thọ Xuân, Thanh Hóa) nhận làm con nuôi.

Tin mới