Video: Cá mặt trời khổng lồ nặng 2 tấn, cần tới cần cẩu nâng

Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha gần đây bày tỏ sự kinh ngạc khi tận mắt chứng kiến một con cá mặt trời khổng lồ nặng 2 tấn ở ngoài khơi Ceuta, Bắc Phi.

Video: Cá mặt trời khổng lồ nặng 2 tấn, cần tới cần cẩu nâng
>>> Mời quý độc giả xem video "Tận mắt chứng kiến cá mặt trời khổng lồ nặng 2 tấn, cần tới cần cẩu nâng":
 
Ceuta là vùng lãnh thổ tự trị thuộc Tây Ban Nha, giáp biên giới Morocco.
Con cá mặt trời khổng lồ được giải cứu trong tình trạng bị mắc kẹt vào lưới đánh cá. Sinh vật đồ sộ này có kích thước dài 3,2 mét và rộng 2,8 mét.
Enrique Ostale, người đứng đầu Phòng thí nghiệm sinh học biển thuộc Đại học Seville ở Ceuta, ước tính con cá mặt trời trên nặng khoảng 2 tấn.
“Chúng tôi đã cố gắng cân nó nhưng vì nó quá nặng, lên tới hàng ngàn kg nên phải dùng phương pháp so sánh kích thước và ước tính”, Ostale nói trên CNN.
Video: Ca mat troi khong lo nang 2 tan, can toi can cau nang
 Con cá khổng lồ nặng tới 2 tấn.
Ostale nói nhóm nghiên cứu đã làm việc với các ngư dân địa phương sử dụng lưới đánh cá bắt cá ngừ. Những loài cá khác bị mắc lưới được các ngư dân chụp ảnh và chuyển tới nhóm nghiên cứu trước khi thả trở lại biển.
Kích thước khổng lồ của con cá mặt trời là nguyên nhân khiến Ostale và các cộng sự quyết định tới chứng kiến tận mắt.
Do con vật quá nặng, nhóm nghiên cứu phải dùng cần cẩu nâng, thả vào một bể nước lớn ngay trên tàu. Nhóm nghiên cứu đo đạc kích thước, chụp ảnh, lấy mẫu ADN của cá mặt trời khổng lồ.
“Tôi thực sự rất ấn tượng, trước đây chỉ thấy chúng trong các tài liệu khoa học”, Ostale nói. “Chúng tôi thu thập thông tin thật nhanh để thả nó về đại dương”.
Theo Ostale, cá mặt trời nặng hơn 2 tấn không phải là chưa từng thấy, nhưng rất hiếm có, đặc biệt là ở vùng biển ngoài khơi Ceuta. Cá mặt trời thông thường nặng từ 247kg, cá biệt có cá thể nặng tới 2,3 tấn.
“Chứng kiến nó là một chuyện, tìm thấy nó còn sống, bơi lội thoải mái là chuyện khác”, ông nói. “Chúng tôi cảm thấy rất may mắn”.
Tiến sĩ Tierney Thys, nhà sinh vật học biển và cộng sự nghiên cứu tại Học viện Khoa học California, nói: “Những con cá mặt trời có kích thước cục mịch, như những quả bóng kì lạ của đại dương”.
Cá mặt trời lớn nhất thế giới từng được ghi nhận ở Nhật Bản, dài 2,7 mét và nặng 2,3 tấn. Có con từng được phát hiện dài tới 3,3 mét, nhưng chưa từng được đo cân nặng.

Khám phá "sốc" cá mặt trời loại siêu hiếm mới xuất hiện

(Kiến Thức) - Mới đây, một con cá mặt trời rất hiếm dài hơn 2m đã dạt vào bờ biển tại Santa Barbara, bang California, Mỹ và chết thảm, gây xôn xao dư luận, thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người.

Khám phá "sốc" cá mặt trời loại siêu hiếm mới xuất hiện
Mới đầu, các nhà nghiên cứu lầm tưởng rằng đây là con cá mặt trời Mola mola, loài cá mặt trời khá phổ biến.
Kham pha
 

Gương mặt dị của "thủy quái" hiền lành dưới góc nhìn "độc"

(Kiến Thức) - Có người thậm chí còn cho rằng khuôn mặt nhìn thẳng của cá mặt trời chẳng khác nào nhân vật ác quỷ trong bộ phim "Mê cung của Pan", một bộ phim kinh dị giả tưởng nổi tiếng.

Gương mặt dị của "thủy quái" hiền lành dưới góc nhìn "độc"
Cá mặt trời, còn được gọi là cá Mambo là một trong những loài cá hiếm thấy.
Chúng được đặt tên là cá mặt trời bởi người ta thường thấy chúng bơi ì ạch sát mặt nước, họ tin rằng chúng đang tắm nắng trên mặt biển vì cái nên này ra đời.

Cá mặt trời bị sư tử biển nuốt sống vẫn phản ứng lạ

(Kiến Thức) - Cá mặt trời bị sư tử biển ăn thịt. Mặc dù cơ thể bị cắn nát và thiếu đi một mảng lớn, cá mặt trời vẫn không trốn chạy, cũng không phản kháng, chỉ có thể để mặc cho sư tử biển ăn tươi nuốt sống.

Cá mặt trời bị sư tử biển nuốt sống vẫn phản ứng lạ
Quy luật thống trị thế giới động vật hoang dã luôn là mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Cũng vì vậy những loài động vật yếu ớt, không có khả năng phòng vệ thường sẽ phát triển cơ chế hoặc khả năng thể chất giúp chúng có thể chạy trốn nhanh chóng.
Thế nhưng có một loài cá lạ lùng, đi ngược lại quy luật tiến hóa chung, không chỉ phản ứng chậm chạp còn rất bàng quan trước cái chết. Ngay cả khi bị loài săn mồi ăn thịt, loài cá này cũng không có bất cứ động tác phản kháng nào, đó chính là loài cá mặt trời.

Tin mới