Video: Màn "ăn xin" của chó rừng bé xíu trước sư tử khổng lồ
Chú chó rừng bé xíu liên tục làm phiền sư tử đực nhằm khiến đối thủ di chuyển để tiến tới nhặt những mẩu thức ăn thừa.
Theo Quốc Bảo/Doanh Nghiệp Việt Nam
Cảnh tượng này do các du khách ghi lại tại Khu bảo tồn quốc gia Masai Mara, Tanzania. Trước đó, con sư tử đực đã hạ sát được một chú linh dương nhỏ và đang từ từ thưởng thức bữa ăn.
Ảnh cắt từ clip.
Trông thấy điều này, chú chó rừng liền tiến tới chạy quanh sư tử và tấn công vào đuôi “gã khổng lồ” để khiến đối thủ cảm thấy khó chịu và di chuyển. Điều này giúp nó có thể nhặt được những mảnh thịt vụn do con sư tử ăn thừa.
Dù điều này hơi nguy hiểm đối với chú chó rừng khi có thể khiến nó phải mấ mạng nếu sư tử tấn công. Tuy nhiên, cuối cùng chú chó rừng vẫn thực hiện thành công hành vi “ăn xin” của nó.
Xem video: "Màn ‘ăn xin’ độc đáo của chó rừng bé xíu trước sư tử đực khổng lồ"
Soi loài “chó nhất” trong cả họ nhà chó, Việt Nam cũng có
Nếu phải tìm một hình ảnh nguyên mẫu, hội tụ tất cả những gì tinh túy nhất của một con chó, người ta sẽ gọi tên loài chó hoang dã này...
Chó rừng hay chó rừng vàng, sói Tây Nguyên (Canis aureus) là một loài chó hoang dã phân bố rộng ở lục địa Á - Âu. Dưới con mắt các nhà khoa học, đây là loài điển hình nhất của họ Chó (Canidae), có thể được coi là gương mặt đại diện cho họ thú ăn thịt này.
So với nhiều họ hàng khác, chó rừng có kích cỡ nhỏ hơn, chiều dài thân từ 65-85 cm, nặng 6-14 kg tùy vùng địa lý. Bộ lông của chúng màu hung vàng có mút lông đen hoặc hung đen tạo thành màu hung nâu xám. Vùng vai có nhiều sợi lông đen. Khoảng một phần ba đuôi ngoài xám đen.
Trong thế giới tự nhiên hoang dã, chẳng loài động vật nào dám tự xưng là kẻ săn mồi số một. Bất kỳ loài nào cũng đều có nguy cơ trở thành thức ăn cho kẻ khác.
Công viên Kgalagadi Transfrontier nằm ở vùng Kalahari của cả Botswana và Nam Phi, là nơi sáp nhập giữa Vườn Quốc gia Gemsbok ở Botswana và Vườn Quốc gia Kalahari Gemsbok. Công viên có cồn cát màu đỏ và hùng vĩ với những đàn bò di cư, những loài động vật hoang dã như linh dương, sư tử và báo.
Cũng chính nhờ thảm động vật tự nhiên phong phú, đa dạng nên Công viên Kgalagadi Transfrontier là địa điểm tạo ra vô số đoạn phim "siêu phẩm" về cuộc sống hoang dã được du khách quay lại. Anh Bertie van Greunen và vợ Ria là một trong số những người may mắn đã kịp thời quay lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại nơi đây.