Viêm cột sống dính khớp, lúc nào cần dùng thuốc?

Bệnh viêm cột sống dính khớp là một bệnh nghiêm trọng nhất trong số các bệnh khớp liên quan đến cột sống. Đây là bệnh mạn tính gây tổn thương ở các khớp cột sống, cùng chậu.

Viêm cột sống dính khớp, lúc nào cần dùng thuốc?
Bệnh viêm cột sống dính khớp là một bệnh nghiêm trọng nhất trong số các bệnh khớp liên quan đến cột sống. Đây là bệnh mạn tính gây tổn thương ở các khớp cột sống, cùng chậu.
Nếu không được điều trị, lâu dần các khớp sẽ bị dính và cứng, biến dạng cột sống… ảnh hưởng xấu tới chất lượng sống của bệnh nhân.
Biểu hiện của bệnh
Dấu hiệu sớm nhất thường là đau tại cột sống thắt lưng hoặc vùng lưng - thắt lưng. Đau kiểu viêm, kèm theo hiện tượng cứng cột sống; viêm khớp cùng chậu biểu hiện bởi hiện tượng đau tại vùng mông, một hoặc hai bên; viêm khớp thể điển hình, thường biểu hiện viêm các khớp gốc chi đối xứng hai bên (khớp háng, khớp gối chiếm 20%). Đôi khi giai đoạn sớm chỉ biểu hiện viêm một khớp, lúc này cần chẩn đoán phân biệt với viêm khớp nhiễm khuẩn, đặc biệt là lao khớp; viêm các điểm bám tận của gân thường gặp nhất tại gân Achilles, cân gan chân; viêm kết mạc mắt và các triệu chứng tiêu hóa gặp khoảng 5-10% (tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết).
Bệnh tiến triển chậm song có xu hướng dính khớp, dẫn đến hạn chế cử động cột sống do hình thành cầu xương giữa các thân đốt sống, dính các khớp mỏm phía sau và vôi hoá các dây chằng cột sống.
 
Cách nào để điều trị bệnh?
Điều trị bệnh với nguyên tắc chung bao gồm điều trị không dùng thuốc, điều trị nội khoa và ngoại khoa… nhằm mục đích chống viêm, giảm đau; phòng chống cứng khớp, đặc biệt là phòng chống cứng ở tư thế xấu và khắc phục dính khớp (nếu có). Tuy nhiên, không có phác đồ điều trị chung cho tất cả các bệnh nhân mà trên mỗi bệnh nhân cụ thể, bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ quyết định điều trị phác đồ nào.
Điều trị không dùng thuốc
Khi bệnh ở giai đoạn sớm thì có thể thực hiện những bài tập hằng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi đã thuộc các bài tập rồi thì bệnh nhân có thể tự tập tại nhà. Điều quan trọng là người bệnh cần phải nhận biết được dấu hiệu sớm của bệnh để đi khám và được hướng dẫn điều trị bằng biện pháp này một cách hiệu quả. Nếu để sang giai đoạn muộn hơn, thì ngoài việc luyện tập cần phải phối hợp với dùng thuốc.
Điều trị bằng thuốc
Thuốc chống viêm không steroid: Là lựa chọn đầu tiên chỉ định cho bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có đau và/hoặc cứng khớp. Có thể sử dụng trong thời gian dài nếu tình trạng viêm kéo dài. Cần chú ý đến các tác dụng không mong muốn trên tim mạch, dạ dày, thận ở bệnh nhân khi điều trị thuốc chống viêm không steroid. Có thể sử dụng một trong các loại sau: celecoxib, meloxicam, diclofenac, etoricoxib…
Ngoài ra, có thể dùng paracetamol để giảm đau và thuốc giãn cơ (vì ở những bệnh nhân này thường gặp phải hiện tượng co cơ). Thuốc giãn cơ thường được chỉ định là eperisone, thiocolchicoside… Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này, đặc biệt là nhóm thuốc giảm đau paracetamol cần chú ý tới liều lượng và thời gian sử dụng, nhằm tránh tác hại trên gan.
Nhóm glucocorticoid: Được sử dụng khi cần thiết. Sử dụng tiêm corticosteroid tại chỗ với bệnh nhân bị viêm các điểm bám gân hoặc các khớp ngoại biên có tình trạng viêm kéo dài. Việc tiêm này phải được thực hiện tại bệnh viện và do bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Không khuyến cáo điều trị corticosteroid toàn thân cho bệnh này.
Thuốc thấp khớp (DMARD): như sulfasalazine, methotrexat không được chỉ định cho bệnh nhân thể cột sống đơn thuần. Sulfasalazine được chỉ định cho bệnh nhân có biểu hiện viêm khớp ngoại biên với liều thấp rồi tăng dần liều dựa vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh, sau đó dùng liều duy trì. Lưu ý là thuốc cần phải uống sau bữa ăn để hiệu quả của thuốc được phát huy tối đa và tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Điều trị bằng chế phẩm sinh học kháng TNFα: Theo khuyến cáo của ASAS - Hội đánh giá viêm cột sống dính khớp quốc tế, chỉ định thuốc kháng TNF cho các thể bệnh hoạt động dai dẳng, mặc dù đã điều trị thường quy. Khi sử dụng thuốc này, bác sĩ điều trị cần tuân theo quy trình chỉ định các thuốc sinh học và bệnh nhân phải tuân thủ chặt chẽ quy trình sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp thể cột sống thì cần kết hợp điều trị thuốc kháng TNF với thuốc chống viêm không steroid. Không được kết hợp với nhóm DMARD, bao gồm các thuốc sulfasalazine, methotrexate.
Ngoại khoa: Khi các biện pháp điều trị nội khoa nêu trên thất bại thì tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bằng phẫu thuật. Trong đó phẫu thuật thay khớp háng được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đau kéo dài, hạn chế vận động và có phá hủy cấu trúc rõ trên hình ảnh Xquang. Trước đây thường cố gắng chỉ định ở bệnh nhân lớn tuổi (ít nhất trên 50 tuổi), nhưng hiện nay với sự phát triển của khoa học y học cũng như chất liệu khớp háng nhân tạo đã được cải tiến rất nhiều nên tuổi không còn là một yếu tố cần quan tâm khi chỉ định thay khớp háng. Với bệnh nhân bị biến dạng cột sống thì sẽ được phẫu thuật chỉnh hình cột sống. Bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có gãy đốt sống cấp tính sẽ xét chỉ định phẫu thuật thay đốt sống.
Lời khuyên của thầy thuốc
Bệnh tiến triển xu hướng dính khớp và dính cột sống dẫn đến tư thế xấu, gù lưng quá mức, viêm dính khớp háng, loãng xương và đôi khi gãy xương… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh, do vậy cách tốt nhất là nên phòng bệnh. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa được hiểu rõ, nhưng chúng ta có thể phòng bệnh bằng cách: Tránh ẩm thấp, phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục và viêm đường ruột; nên nằm thẳng, không nằm đệm mềm, tránh kê gối cao quá, tránh nằm võng; nên tập thể dục thường xuyên, nên bơi hoặc đi xe đạp.

Viêm cột sống dính khớp dễ bị liệt tứ chi, lao phổi

Viêm cột sống dính khớp dễ bị liệt tứ chi, lao phổi
Bệnh lý viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm của các thành phần của cột sống và khớp, có liên quan đến 1 số yếu tố như kháng nguyên HLA-B27. Bệnh thường bắt đầu từ từ, biểu hiện là đau và hạn chế vận động vùng cột sống thắt lưng, nhưng cũng có thể bắt đầu bằng viêm các khớp chi dưới (háng, gối, cổ chân). Người bệnh sốt, gầy sút, mệt mỏi. Khi bệnh đã rõ, cột sống thắt lưng đau nhiều, tình trạng đau thường nặng về đêm, cứng cột sống, thấy rõ nhất là lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Bệnh nhân bị hạn chế các động tác cúi, nghiêng, quay; các cơ cạnh cột sống teo rõ, viêm, đau; hạn chế vận động hai khớp háng hoặc khớp gối. 

Bệnh diễn biến kéo dài, có từng đợt tiến triển, sốt, gầy sút, cột sống và các khớp viêm tăng dần, nặng dần. Có thể có những tổn thương nội tạng kèm theo. Sau một thời gian toàn bộ cột sống dính không còn khả năng vận động (cổ, lưng, thắt lưng), hai khớp háng có thể dính hoàn toàn ở tư thế nửa co, bệnh nhân bị gù, vẹo cột sống, chân co quắp (dính khớp háng), không đứng thẳng, không ngồi xổm được, rất khó vận động và đặc biệt, bệnh có thể gây ra những biến chứng như suy hô hấp, tâm phế mãn, lao phổi, liệt hai chi dưới. 
Viêm cột sống dính khớp.
 Viêm cột sống dính khớp. 

Bài tập phòng trị viêm cột sống dính khớp

(Kiến Thức) - Viêm cột sống dính khớp là bệnh có biểu hiện viêm mạn tính ở cột sống và các khớp, bệnh diễn biến phức tạp có thể dẫn tới cứng khớp và tàn phế...

Bài tập phòng trị viêm cột sống dính khớp
Tập luyện
1. Xoay cột sống: Bệnh nhân đứng hai chân bằng vai, tay giơ về phía trước ngang bằng vai từ từ xoay cột sống 1800 sang trái giữ 5 - 10 giây, rồi đổi sang phải. Mỗi bên làm 10 - 15 lần. Động tác có vai trò lập lại hoạt động sinh lý của cột sống, hạn chế và phòng cốt hóa khe liên kết đốt sống và khớp háng.

8 bài tập giảm đau cổ vai gáy rất dễ thực hiện

Những bài tập giảm đau cổ dễ thực hiện này giúp bạn thư giãn, tăng sức cơ, giữ vững các đốt sống cổ, tránh hiện tượng thoái hóa khớp sớm.

8 bài tập giảm đau cổ vai gáy rất dễ thực hiện
8 bai tap giam dau co vai gáy rát dẽ thục hiẹn
 Một sớm thức dậy, bỗng 
nhiên thấy cổ cứng, quay sang bên rất đau hoặc cảm giác cổ rất mỏi, đau dai dẳng phía sau cổ, gáy...
8 bai tap giam dau co vai gáy rát dẽ thục hiẹn-Hinh-2
 Đau vùng gáy, cổ có thể 
gặp ở mọi lứa tuổi, bất kể giới tính và thường xuất hiện khi ta giữ yên cổ quá lâu trong một tư thế. Các trường hợp hay gặp như nằm ngủ sai tư thế, ngồi làm 
việc quá lâu, học sinh, sinh 
viên học thi.
8 bai tap giam dau co vai gáy rát dẽ thục hiẹn-Hinh-3
 Ngoài ra việc bố 
trí bàn làm việc, ghế ngồi, ánh sáng, tầm máy vi tính cũng là nguyên nhân khiến chúng ta 
ngồi sai tư thế dẫn đến rất mau mỏi vùng cổ.
8 bai tap giam dau co vai gáy rát dẽ thục hiẹn-Hinh-4
Đa số nguyên nhân đau, mỏi vùng cổ gáy thường do hoạt động cơ quá mức. Nhưng cũng có các nguyên nhân khác như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm vùng cổ chèn ép rễ thần kinh, các bệnh lý miễn dịch như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý ở khớp vai cũng đau lan lên cổ. 
8 bai tap giam dau co vai gáy rát dẽ thục hiẹn-Hinh-5
Ngoài ra bệnh tăng huyết áp cũng có triệu 
chứng gây đau vùng gáy... Do vậy trước những triệu chứng về đau mỏi vùng cổ, gáy bạn nên đến 
bác sĩ khám để có chẩn đoán và điều trị chính xác. 
8 bai tap giam dau co vai gáy rát dẽ thục hiẹn-Hinh-6
Để ngừa đau cổ, bàn làm việc 
nên có: Chiều cao bàn bằng 0,46 chiều cao cơ thể. Chiều cao ghế bằng 0,27 chiều cao cơ thể. Màn hình máy tính đặt đường thẳng ngang tầm mắt 1cm. Sau đây là những bài tập giảm đau cổ nhằm thư giãn, tăng sức cơ, giữ vững các đốt sống cổ, tránh hiện tượng thoái hóa khớp sớm.
8 bai tap giam dau co vai gáy rát dẽ thục hiẹn-Hinh-7
Nhóm bài tập giảm đau cổ với kháng lực. 1. Duỗi cổ - đầu giữ nguyên. Đặt lòng bàn tay vào sau đầu. Bạn đẩy đầu về phía sau. Bàn tay bạn kháng lại lực đẩy để giữ cổ nguyên vị trí. Bạn giữ nguyên tư thế đối kháng trong 10 giây. Bạn lặp lại 10 lần. Tập 1 lần/ngày.

Tin mới