Viễn cảnh đen tối với Catalan sau tuyên bố độc lập

Việc Catalan tuyên bố độc lập bất chấp sự phản đối được cho là sẽ mang lại những hệ quả khó lường cho vùng tự trị này và cả Tây Ban Nha.

Thế giới quay lưng
Ngày 27/10, Catalan chính thức tuyên bố độc lập sau cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi. Đáp lại, trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ kể từ khi Catalan tuyên bố, Quốc hội Tây Ban Nha bỏ phiếu kích hoạt điều 155 trong Hiến pháp Tây Ban Nha sau cuộc họp khẩn cấp.
Ngay sau động thái được báo trước này của Madrid, hàng loạt các quốc gia khác cũng lên tiếng phản đối quyết định của vùng tự trị giàu có này, đẩy Catalan vào một thế cô lập khi không nhận được tiếng nói ủng hộ.
Phát ngôn viên của chính phủ Đức Steffen Seibert, tuyên bố nước này không công nhận tuyên bố độc lập của xứ Catalan. Bộ ngoại giao Mỹ mới đây cũng ra thông cáo thể hiện quan điểm ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tây Ban Nha, cũng như ủng hộ những nỗ lực của chính phủ trung ương Tây Ban Nha trong việc ngăn chặn việc xứ Catalan ly khai.
Vien canh den toi voi Catalan sau tuyen bo doc lap
 Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy rời chỗ ngồi trong cuộc họp của Thượng viện tại Mandrid, ngày 27/10. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định ông ủng hộ hoàn toàn Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy trong nỗ lực tái lập trật tự tại Catalan.
Anh cũng khẳng định sẽ không công nhận tuyên bố độc lập đơn phương của Catalan, do Anh coi cuộc trưng cầu dân ý ngày 1/10 của chính quyền Catalan là bất hợp pháp theo phán quyết của tòa án Tây Ban Nha.
Những tuyên bố này theo giới quan sát đồng nghĩa với việc vùng tự trị của Catalan sẽ phải đối mặt với viễn cảnh bị cô lập về mặt ngoại giao.
Nguy cơ bùng phát bạo lực
Trước khi Catalan tuyên bố độc lập, chính quyền Madrid từng tuyên bố sẽ triển khai lực lượng cảnh sát tới khu vực mà họ nhiều khả năng sẽ tước bỏ quyền tự trị này. Madrid từng khẳng định sẽ không sử dụng nhưng không có gì đảm bảo chính phủ sẽ không mạnh tay nếu các quan chức của Catalan không chịu rời nhiệm sở.
Ngay sau thông báo kích hoạt điều 155, Madrid cũng bãi nhiệm giám đốc cảnh sát Catan. Tuy nhiên một nhóm ủng hộ ly khai tuyên bố sẽ không tuân thủ mệnh lệnh từ chính quyền trung ương và từ chối dùng vũ lực để loại bỏ quyền lực của các nhà lập pháp khu vực.
Thêm vào đó, việc phe ly khai tuyên bố sẽ thực hiện bất tuân dân sự quy mô lớn trong trường hợp Catalan bị đình chỉ quyền tự trị nhiều khả năng sẽ kéo theo những cuộc biểu tình, đình công và nhiều hình thức bất hợp tác khác.
Tới lúc đó, không loại trừ khả năng lực lượng cảnh sát quốc gia sẽ can thiệp và không có gì có thể đảm bảo một cuộc trấn áp như trong thời gian diễn ra trưng cầu dân ý không tái diễn. Catalan cũng đang phải đối mặt với làn sóng chia rẽ sâu sắc giữa phe ly khai và phe phản đối độc lập, điều được cho kéo theo những bất ổn trong nội bộ vùng này.
Tiền lệ xấu
Việc Catalan tuyên bố độc lập được xem là cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong 40 năm qua, điều này được sự báo sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường đối với nền dân chủ của quốc gia châu Âu.
“Không những không có được độc lập, Catalan sẽ mất đi ảnh hưởng và vị thế của mình, cũng như không còn đủ sức mạnh như trước. Tây Ban Nha cũng thiệt hại không kém, hình ảnh của họ bị tổn hại, uy tín của các thể chế và tấm gương về sự khôi phục dân chủ sẽ bị xói mòn”, nhà bình luận Lluis Bassets của tờ El Pais nhận định.
Các chuyên gia cũng lo ngại quyết định của Catalan có thể sẽ thổi bùng phong trào trưng cầu dân ý đòi ly khai trên toàn thế giới.
Trong thời gian diễn ra cuộc trưng cầu dân ý ở Catalan, cư dân 2 vùng Bắc Italia là Veneto và Lombardy đã bỏ phiếu nhằm đòi thêm quyền tự trị. Một cuộc bỏ phiếu đòi quyền tự trị tương tự cũng đang được chính quyền Liguria và Emilia Romagna cân nhắc thực hiện.
Ở vùng Flanders của Bỉ, các tổ chức chính trị như Liên minh Flemish mới, nhóm theo chủ nghĩa dân chủ bảo thủ chiếm đa số ở quốc hội nước này đã ủng hộ việc ly khai.
Giới quan sát cho rằng không chỉ ở Bỉ hay Italia, các cuộc ly khai ở châu Âu hoàn toàn có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào. Vậy nên, việc Catalan tuyên bố ly khai theo một số chuyên gia có thể sẽ kéo theo những kịch bản tương tự, đe dọa tới sự ổn định và hòa bình ở châu Âu.

Tây Ban Nha: Không đàm phán về độc lập của Catalan

(Kiến Thức) - Chính phủ trung ương Tây Ban Nha cho biết, không chấp nhận bất kỳ cuộc bầu cử nào ở Catalan.

Chính quyền khu vực Catalan đã đề nghị Thủ tướng Tây Ban Nha thiết lập một cuộc đối thoại về vấn đề độc lập của Catalan sau khi cuộc trưng cầu dự kiến diễn ra trong tháng 11 này đã bị hủy bỏ.

Biển người Catalonia phản đối độc lập, thề trung thành với Tây Ban Nha

Hàng trăm nghìn người Catalonia tuần hành phản đối độc lập và thể hiện mong muốn tiếp tục là một phần của Tây Ban Nha.

Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha
 Biển người vẫy cờ của Tây Ban Nha và Catalonia tại cuộc biểu tình lớn tại thành phố Barcelona hôm 8/10 phản đối phong trào đòi độc lập do thủ hiến Carles Puigdemont và các đảng ủng hộ ly khai đạo diễn. Theo Reuters, khoảng 350.000 người đã xuống đường tham gia cuộc biểu tình. Ảnh: Getty.
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-2
Người biểu tình mang theo những biểu ngữ "Catalonia là Tây Ban Nha" và "Chính quyền Catalonia đang thao túng nền dân chủ, đừng tin họ". Sự kiện ngày 8/10 là dấu hiệu cho thấy những người ủng hộ Catalonia ở lại với Tây Ban Nha chiếm một phần không nhỏ trong xã hội xứ tự trị giàu có này. Ảnh: Getty. 
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-3
 Chiếc mặt nạ "thiếu nữ khóc thương", với giọt nước mắt mang màu sắc lá cờ của cả Tây Ban Nha (trái) và Catalonia (phải). "Tôi sinh ra ở Catalonia, tôi nói tiếng Catalonia, nhưng tôi là người Tây Ban Nha", cô gái 29 tuổi Alba Sebastian cho biết. Cô khẳng định Barcelona và Madrid cần đối thoại để giải quyết bất đồng thay vì đối đầu và đẩy tình hình tới bờ vực đổ vỡ. Ảnh: Getty.
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-4
Biểu ngữ "Tôi yêu Catalonia" (trái) và "Cùng với nhau, chúng ta mạnh mẽ hơn" (phải). Trong khi phe ly khai tuyên bố Catalonia chịu thiệt hại vì phải đóng quá nhiều thuế cho Madrid, nhiều người tin rằng rời khỏi Tây Ban Nha không mang lại lợi ích cho nền kinh tế Catalonia. Thực tế, một vài công ty tại Barcelona đã quyết định chuyển trụ sở chính tới các trung tâm kinh tế khác tại Tây Ban Nha kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị nóng lên tại đây. Ảnh: Getty. 
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-5
Trong trường hợp Catalonia rời khỏi Tây Ban Nha, cánh cửa tiếp cận thị trường chung châu Âu cũng sẽ đóng lại với các hàng hóa và dịch vụ của xứ tự trị này. AFP ước tính, thiệt hại cho nền kinh tế Catalonia sẽ lên tới nhiều tỷ USD. Quá trình đàm phán đưa Catalonia trở thành một thành viên của EU sẽ vô cùng phức tạp bởi có khả năng Madrid sẽ gây cản trở quá trình này. Ảnh: Getty. 
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-6
 Hôm 1/10, cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập của Catalonia được các đảng ủng hộ ly khai tổ chức. Chính quyền Catalonia tuyên bố 90% số cử tri đi bỏ phiếu ủng hộ Catalonia độc lập. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 43% trên tổng số 5,3 triệu cử tri Catalonia đi bỏ phiếu. Con số này phản ánh đúng thực tế chỉ có khoảng 41% người Catalonia ủng hộ xứ tự trị này độc lập, trong khi có tới 49,1% số người được hỏi muốn là một phần của Tây Ban Nha, theo kết quả khảo sát hồi tháng 8 vừa qua. Ảnh: Getty.
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-7
 Chính quyền Catalonia và chính phủ Tây Ban Nha vẫn đang ở thế đối đầu. Sau khi thủ hiến Carles Puigdemont tuyên bố sẽ yêu cầu nghị viện Catalonia tuyên bố độc lập sớm nhất có thể, Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đã đình chỉ phiên họp ngày 9/10 của cơ quan này. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cáo buộc chính quyền Catalonia đang "tống tiền cả đất nước", và cho biết sẽ không đối thoại cho tới khi Catalonia tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật Tây Ban Nha. Ảnh: Getty.
Bien nguoi Catalonia phan doi doc lap, the trung thanh voi Tay Ban Nha-Hinh-8
 Catalonia là vùng tự trị giàu có đông bắc Tây Ban Nha. Ảnh: BBC.

Tin mới