Việt-Mỹ thống nhất thúc đẩy quan hệ quốc phòng

(Kiến Thức) - Quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ, đang từng bước thay đổi trở nên thiết thực hơn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh.

Sáng 8-8, lễ đón chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Ngay sau lễ đón, hai Bộ trưởng đã tiến hành hội đàm.
Viet-My thong nhat thuc day quan he quoc phong
Lễ đón Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch tại Bộ Quốc phòng Mỹ. Nguồn ảnh: QĐND.
Tại hội đàm, hai Bộ trưởng trao đổi các vấn đề cùng quan tâm và đánh giá cao kết quả hợp tác song phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng song phương, trong đó bao gồm các lĩnh vực: Trao đổi đoàn các cấp, đào tạo, tham vấn đối thoại, an ninh biển; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa; đặc biệt là hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh (rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc da cam/dioxin, tìm kiếm quân nhân mất tích) và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Kết quả hợp tác đã góp phần tăng cường sự tin cậy, mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước. Hai Bộ trưởng đã thống nhất các biện pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng trong thời gian tới theo thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và các văn bản đã ký kết.
Viet-My thong nhat thuc day quan he quoc phong-Hinh-2
 Quang cảnh hội đàm. Nguồn ảnh: QĐND.
Phát biểu tại hội đàm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và hữu nghị của phía Hoa Kỳ dành cho Đoàn và một lần nữa khẳng định, Việt Nam thực hiện Chính sách Đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Việt Nam chủ trương xây dựng nền quốc phòng tự vệ đủ để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ, Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và luôn ưu tiên phát triển quan hệ dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đánh giá cao sự hợp tác của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thực thi pháp luật trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam cũng như trong lĩnh vực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Viet-My thong nhat thuc day quan he quoc phong-Hinh-3
 Đại tướng Ngô Xuân Lịch tại hội đàm. Nguồn ảnh: QĐND.
Về quan hệ quốc phòng song phương trong thời gian tới, hai Bộ trưởng thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo nội dung các văn bản thỏa thuận đã được ký kết, trong đó tập trung ưu tiên vào lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống cũng như tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Liên quan đến vấn đề tẩy độc dioxin tại các điểm bị ô nhiễm, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết, hai bên đã hoàn thành giai đoạn I của Dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng và đang tiến hành giai đoạn II, để cố gắng hoàn thành kịp phục vụ Hội nghị cấp cao APEC 2017. Bên cạnh đó, hai bên cũng đang khảo sát nghiên cứu để tiến hành dự án tẩy độc tại sân bay Biên Hòa. Hai Bộ trưởng cũng đã trao đổi về vấn đề tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam và thống nhất giao cho các cơ quan chức năng hai bên trao đổi, khi nào đáp ứng điều kiện về kỹ thuật sẽ tiến hành chuyến thăm vào thời gian thích hợp.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Giêm Ma-tít đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực; cũng như nỗ lực hợp tác có hiệu quả của Việt Nam trong việc tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Bộ trưởng Giêm Ma-tít cam kết sẽ tiếp tục hợp tác trong việc tìm kiếm thông tin bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh cũng như hỗ trợ cho việc tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã trao cho Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Giêm Ma-tít hồ sơ mới về địa điểm tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích để hai bên có thể cùng nhau hợp tác trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã đến thăm Bộ Tư lệnh lực lượng phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ.

Global Firepower: Sức mạnh quân sự VN xếp thứ 21 thế giới?

Theo bảng xếp hạng mới nhất được đăng tải trên tờ Business Insider, sức mạnh quân sự Việt Nam đứng thứ 21 trong danh sách 126 lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới. 

 
Ngày 15/9, trang web Global Firepower đã tổng hợp, thống kê và cập nhật sức mạnh quân sự của 126 trên thế giới để đưa ra bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2015. Trong đó, đánh giá sức mạnh quân sự của Việt Nam đứng hàng 21 thế giới.
Theo bảng xếp hạng này, hiện top 10 nước có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới lần lượt là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Nhật và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm nay, từ vị trí thứ 7 đến thứ 10 có sự thay đổi so với năm ngoái là Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Năm 2015, Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc tạo thành bộ ba hùng mạnh nhất về quân sự trong số các cường quốc thế giới, điều này thể hiện rõ trong các chỉ số về sức mạnh quân sự toàn cầu trong nghiên cứu của các chuyên viên cổng thông tin Global Firepower.
Xếp thứ nhất trong danh sách, cũng như năm ngoái, là Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Yếu tố then chốt đối với vị trí thủ lĩnh của Hoa Kỳ là ngân sách quân sự vượt trội Nga và Trung Quốc, bất kể cắt giảm ngân sách của Lầu Năm Góc từ 612 tỷ USD xuống còn 577 tỷ USD.
Mỹ nghiễm nhiên chiếm giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng.
Mỹ nghiễm nhiên chiếm giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng. 
So với Moscow, Bắc Kinh đang chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng nhưng Global Firepower đánh giá rằng Nga có tiềm năng quân sự vượt hơn Trung Quốc do chiếm ưu thế về cơ số đơn vị thiết bị, chẳng hạn như xe tăng là 15.398 chiếc so với 9.150 chiếc.
Vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng thuộc về một thành viên khác của nhóm BRICS là Ấn Độ. Trong số các nước châu Âu, Global Firepower đánh giá Anh cao hơn cả và được xếp ở hàng thứ năm. Các nước còn lại trong top 10 bao gồm Pháp, Hàn Quốc, Đức, Nhật và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đwọc biết, bảng xếp hạng các nước hàng đầu thế giới về quân sự do Global Firepower công bố được đánh giá dựa vào chỉ số Global Firepower Index (chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu, gọi tắt GFI) tại địa chỉ globalfirepower.com.
Theo cách tính của Global Firepower, tất cả các chỉ số đều được quy ra điểm (PwrIndx), điểm càng thấp thì sức mạnh quân sự càng lớn và số điểm “PwrIndx” lý tưởng là 0,0000.
Nga vẫn giữ được vị trí số 2 so với năm ngoái.
 Nga vẫn giữ được vị trí số 2 so với năm ngoái.
Để có được bảng xếp hạng này, Global Firepower đã đánh giá dựa trên 50 yếu tố có ý nghĩa quyết định về khả năng đương đầu với chiến tranh thông thường như các yếu tố liên quan đến nguồn lực con người, tài nguyên, tài chính, sức mạnh của các quân binh chủng, khả năng huy động hậu cần...
Với tiêu chí đánh giá này, có lẽ bảng xếp hạng của Global Firepower nên được đặt tên là “Bảng xếp hạng tiềm lực quốc phòng toàn cầu” thì hợp lý hơn là “Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu”, do “tiềm lực quốc phòng” là khái niệm rộng hơn và bao hàm cả “sức mạnh quân sự”.
Tiềm lực quốc phòng là khái niệm dùng để chỉ sức mạnh quốc phòng của một quốc gia, bao hàm trong nó là sức mạnh quân sự (của các lực lượng vũ trang) và nguồn lực tổng hợp của quốc gia có thể huy động cho chiến tranh.
Yếu tố thứ 2 thể hiện trong bảng xếp hạng ở các tiêu chí: Nguồn lực con người, nguồn lực dầu mỏ, khả năng huy động hậu cần, kinh tế, địa lí…
Một hạn chế nữa là những yếu tố mang tính chất quyết định đến sức mạnh quân sự và tư cách của một cường quốc như vũ khí hạt nhân hay tên lửa đạn đạo liên lục địa, mặc dù có liệt kê nhưng không được Global Firepower tính đến như một tham số để xây dựng trật tự bảng xếp hạng.
Việt Nam được Global Firepower xếp ở vị trí 21 trong bảng xếp hạng.
 Việt Nam được Global Firepower xếp ở vị trí 21 trong bảng xếp hạng.
Nguyên nhân được trang này lý giải là để cho phép so sánh một cách cân bằng giữa những nước nhỏ, nhưng có công nghệ tiên tiến với những nước lớn nhưng không đầu tư nhiều vào quân sự. Tuy nhiên, đây là phép cào bằng khiến bảng xếp hạng được coi là chưa thật sự chính xác.

Ảnh QS ấn tượng tuần: Tên lửa Nhật Bản…mất đầu

(Kiến Thức) - Tên lửa Nhật Bản…mất đầu, tàu sân bay trên cạn của Ấn Độ, xe tăng T-55 mặc áo…là các hình ảnh quân sự ấn tượng nhất tuần qua. 

Anh QS an tuong tuan: Ten lua Nhat Ban…mat dau
Hình ảnh quân sự ấn tượng nhất tuần qua chỉ có thể thuộc về bức ảnh tên lửa MIM-23 HAWK của lực lượng phòng vệ Nhật Bản bị…mất đầu trên đường cao tốc. Đúng hơn là phần mũ nhọn chụp đầu tên lửa thường chứa bộ phận dẫn đường đạn tên lửa không rõ lý do vì sao bị bay mất trên đường vận chuyển. Đến nay vẫn chưa có thông tin gì thêm về vụ việc hi hữu này. 

CNQP Việt Nam làm chủ việc sản xuất khí tài nhìn đêm

Các đơn vị thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức sản xuất thành công khí tài nhìn đêm trang bị cho nhiều loại súng tiểu liên, trung liên, đại liên.

Thời gian qua, các đơn vị thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã tập trung nghiên cứu và làm chủ hoàn toàn quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất thành công thiết bị nhìn đêm đạt chất lượng tốt. Thành công này đã góp phần nâng cao khả năng tác chiến cho các đơn vị, thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng phát triển.
CNQP Viet Nam lam chu viec san xuat khi tai nhin dem
 Cán bộ, công nhân Xí nghiệp Quang-Điện tử (Nhà máy Z181) vận hành dây chuyền hiện đại phục vụ sản xuất kính nhìn đêm. 

Tin mới