Việt Nam, Ấn Độ mở rộng khai thác dầu khí Biển Đông

(Kiến Thức) - Hai nước đã ký thỏa thuận mở rộng thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Việt Nam, Ấn Độ mở rộng khai thác dầu khí Biển Đông
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Đây được xem là thỏa thuận nổi bật nhất trong tổng số 8 thỏa thuận thuộc các lĩnh vực năng lượng, quốc phòng, giáo dục mà Việt Nam và Ấn Độ đạt được trong chuyến thăm Delhi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Việt Nam đã chào mời Ấn Độ 7 block dầu mỏ để thăm dò ngoài khơi tại Biển Đông. Theo đó, giới quan sát bình luận, Trung Quốc có thể sẽ phản ứng trước động thái này và quan hệ song phương có thể bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, Tiến sĩ PK Ghosh, một thành viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Quan sát nhấn mạnh: "Thực tế, chỉ khi các block dầu nằm trong khu vực tranh chấp, thỏa thuận mới tác động đến quan hệ Trung-Ấn. Và theo như tôi biết, không có block dầu nào ở khu vực tranh chấp”.
Một số nhà quan sát khác như Lydia Powell, cũng là thành viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Quan sát cho rằng, bất chấp sự bất ổn về chính trị, đây chỉ là thỏa thuận bình thường trong lĩnh vực năng lượng.
Ông Lydia Powell khẳng định: “Tôi không cho đây là một ngoại lệ hoặc bất cứ điều gì tương tự thế. Nhiều dự án thăm dò, khai thái dầu khí khác trên thế giới cũng vướng vào các tranh chấp hoặc tranh cãi. Và những bản thỏa thuận để thăm dò và khai thác dầu là phổ biến. Do đó, thỏa thuận giữa Việt Nam và Ấn Độ hoàn toàn bình thường, không có điều gì phải bàn cãi”.
Ngoài ra, Tổng bí thư guyễn Phú Trọng và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh còn ký thỏa thuận hợp tác trong vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, khoa học, công nghệ và thương mại.
Các nhà phân tích bình luận, từ những thỏa thuận mà 2 nhà lãnh đạo Việt-Ấn đã ký kết, có vẻ như Việt Nam, theo tuyến bố của Thủ tướng Singh, là một phần quan trọng trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ.

Trung Quốc phát động chiến tranh vì dầu mỏ?

Trung Quốc phát động chiến tranh vì dầu mỏ?
Giàn khoan dầu trên biển.
 Giàn khoan dầu trên biển.

Tờ Daily News xuất bản tại Malaysia nhận định, rất có thể vì khan hiếm nguồn dầu mỏ phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, Trung Quốc có thể lặp lại vết xe đổ của Mỹ phát động các cuộc chiến tranh giành giật tài nguyên.

Năng lượng – lĩnh vực Trung Quốc luôn thua Mỹ

(Kiến Thức) - Bị kiểm soát về chính trị, dù nhân lực dồi dào và lượng dự trữ khí đá phiến sét "kếch xù", Trung Quốc vẫn khó vượt Mỹ trên lĩnh vực năng lượng.

Năng lượng – lĩnh vực Trung Quốc luôn thua Mỹ
Kỹ sư của Tổng công ty Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) làm việc tại giàn khoan thẩm định khí tự nhiên ở huyện Langzhong, tỉnh Tứ Xuyên.
 Kỹ sư của Tổng công ty Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) làm việc tại giàn khoan thẩm định khí tự nhiên ở huyện Langzhong, tỉnh Tứ Xuyên.

Trung Quốc triển khai các hạm đội khủng... "đe" Mỹ

(Kiến Thức) - Một ủy ban quyền lực tại Quốc hội Mỹ cảnh báo, Trung Quốc có thể triển khai các hạm đội khủng, hiện đại nhất ở Tây Thái Bình Dương, thách thức sức mạnh quân sự của Washington.

Trung Quốc triển khai các hạm đội khủng... "đe" Mỹ
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh trong một cuộc thử nghiệm trên biển.
 Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh trong một cuộc thử nghiệm trên biển.

Tin mới