Việt Nam có thể “thông minh hóa” tên lửa đạn đạo Scud?

Việt Nam có thể “thông minh hóa” tên lửa đạn đạo Scud?

(Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạo Scud mà pháo binh Việt Nam đang được trang bị hoàn toàn có khả năng cải tiến trang bị hệ thống dẫn đường pha cuối để đạt độ chính xác cao. 

Xem toàn bộ ảnh
Theo cuốn “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Việt Nam đã được Liên Xô chuyển giao 12 bộ khí tài xe phóng và một cơ số đạn dự trữ R-17E để thành lập ít nhất một lữ đoàn tên lửa đất đối đất theo khuôn khổ Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt – Xô. Ảnh: Hoàng Lê
Theo cuốn “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Việt Nam đã được Liên Xô chuyển giao 12 bộ khí tài xe phóng và một cơ số đạn dự trữ R-17E để thành lập ít nhất một lữ đoàn tên lửa đất đối đất theo khuôn khổ Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt – Xô. Ảnh: Hoàng Lê
Đạn R-17E là cái “tên mẹ đẻ” của  tên lửa đạn đạo Scud nổi tiếng khắp thế giới. Đúng ra thì Scud là định danh của khối quân sự NATO dành cho tên lửa đạn đạo R-17E do Liên Xô sản xuất. Tuy nhiên R-17E khi chuyển giao cho Việt Nam nằm trong thành phần tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72E Elbrus. Dẫu vậy, những cái tên dài dòng này không nhiều người biết rõ, phần lớn người ta thường gọi ngắn gọn là tên lửa Scud.
Đạn R-17E là cái “tên mẹ đẻ” của tên lửa đạn đạo Scud nổi tiếng khắp thế giới. Đúng ra thì Scud là định danh của khối quân sự NATO dành cho tên lửa đạn đạo R-17E do Liên Xô sản xuất. Tuy nhiên R-17E khi chuyển giao cho Việt Nam nằm trong thành phần tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72E Elbrus. Dẫu vậy, những cái tên dài dòng này không nhiều người biết rõ, phần lớn người ta thường gọi ngắn gọn là tên lửa Scud.
Tên lửa đạn đạo Scud (hay là R-17E) có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 (thành phần nhiên liệu gồm chất cháy TM-185, chất oxy hóa AK-27I và nhiên liệu phóng TG-02). Ảnh: Tên lửa R-17E trong tư thế chiến đấu trên bệ phóng tự hành 9P117 Uragan.
Tên lửa đạn đạo Scud (hay là R-17E) có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 (thành phần nhiên liệu gồm chất cháy TM-185, chất oxy hóa AK-27I và nhiên liệu phóng TG-02). Ảnh: Tên lửa R-17E trong tư thế chiến đấu trên bệ phóng tự hành 9P117 Uragan.
Tên lửa Scud thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m.
Tên lửa Scud thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m.
Tuy có sức công phá mạnh mẽ nhưng độ chính xác của tên lửa đạn đạo Scud được đánh giá là rất tồi tệ. Theo các nguồn phương Tây, hệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu khoảng 900m. Thế nên, Scud thường được đánh giá là phù hợp để tấn công “diện” – vùng mục tiêu lớn như thành phố đông dân, kho tàng, bến bãi, căn cứ quân sự lớn… Ảnh: QPVN
Tuy có sức công phá mạnh mẽ nhưng độ chính xác của tên lửa đạn đạo Scud được đánh giá là rất tồi tệ. Theo các nguồn phương Tây, hệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu khoảng 900m. Thế nên, Scud thường được đánh giá là phù hợp để tấn công “diện” – vùng mục tiêu lớn như thành phố đông dân, kho tàng, bến bãi, căn cứ quân sự lớn… Ảnh: QPVN
Dẫu vậy, không phải là không có những phương án cải thiện độ chính xác của tên lửa đạn đạo Scud. Năm 1967, Viện Nghiên cứu Khoa học về tự động hóa Trung ương (Liên Xô) đã bắt tay thực hiện chương trình phát triển biến thể chính xác cao mang tên R-17 Aerofon (NATO gọi là Scud-D) áp dụng công nghệ so sánh quang học, tức là so sánh hình ảnh mục tiêu tấn công. Ảnh: QPVN
Dẫu vậy, không phải là không có những phương án cải thiện độ chính xác của tên lửa đạn đạo Scud. Năm 1967, Viện Nghiên cứu Khoa học về tự động hóa Trung ương (Liên Xô) đã bắt tay thực hiện chương trình phát triển biến thể chính xác cao mang tên R-17 Aerofon (NATO gọi là Scud-D) áp dụng công nghệ so sánh quang học, tức là so sánh hình ảnh mục tiêu tấn công. Ảnh: QPVN
Do giới hạn công nghệ, mãi tới năm 1974, chương trình mới tái khởi động. Theo đó, đạn tên lửa R-17 Aerofon thiết kế đầu đạn nằm tách biệt với khoang thân. Đầu đạn lắp thêm hệ thống dẫn đường pha cuối của riêng nó. Đầu mũi tên lửa trang bị TV Camera, hệ thống so sánh khu vực mục tiêu với dữ liệu ảnh kỹ thuật số lưu giữ trong kho máy tính để tấn công.
Do giới hạn công nghệ, mãi tới năm 1974, chương trình mới tái khởi động. Theo đó, đạn tên lửa R-17 Aerofon thiết kế đầu đạn nằm tách biệt với khoang thân. Đầu đạn lắp thêm hệ thống dẫn đường pha cuối của riêng nó. Đầu mũi tên lửa trang bị TV Camera, hệ thống so sánh khu vực mục tiêu với dữ liệu ảnh kỹ thuật số lưu giữ trong kho máy tính để tấn công.
Trong 2 lần bắn thử vào tháng 9-10/1984, R-17 Aerofon đều thất bại. Sau này, nguyên nhân được xác định là do có đám bụi bám ở ống kính quang học, mũi tên lửa. Vấn đề được khắc phục và cuộc thử vào năm 1985 thành công, R-17 Aerofon có bán kính lệch mục tiêu CEP chỉ khoảng 50m – con số cực kỳ ấn tượng. Ảnh: Tên lửa R-17 Aerofon đặt trên bệ phóng tự hành Uragan.
Trong 2 lần bắn thử vào tháng 9-10/1984, R-17 Aerofon đều thất bại. Sau này, nguyên nhân được xác định là do có đám bụi bám ở ống kính quang học, mũi tên lửa. Vấn đề được khắc phục và cuộc thử vào năm 1985 thành công, R-17 Aerofon có bán kính lệch mục tiêu CEP chỉ khoảng 50m – con số cực kỳ ấn tượng. Ảnh: Tên lửa R-17 Aerofon đặt trên bệ phóng tự hành Uragan.
Năm 1989, sau khi hoàn tất mọi thử nghiệm, R-17 Aerofon sẵn sàng chờ tiếp nhận vào lực lượng. Tuy nhiên, nó không bao giờ sản xuất hàng loạt, vì những năm 1980, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật Touhka (SS-21 Scarab) hiện đại hơn đã xuất hiện. Theo một số nguồn tin, sau 1990, nước Nga có xuất khẩu một số lượng không xác định R-17 Aerofon cho các quốc gia có sử dụng Scud. Ảnh: TTVNOL
Năm 1989, sau khi hoàn tất mọi thử nghiệm, R-17 Aerofon sẵn sàng chờ tiếp nhận vào lực lượng. Tuy nhiên, nó không bao giờ sản xuất hàng loạt, vì những năm 1980, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật Touhka (SS-21 Scarab) hiện đại hơn đã xuất hiện. Theo một số nguồn tin, sau 1990, nước Nga có xuất khẩu một số lượng không xác định R-17 Aerofon cho các quốc gia có sử dụng Scud. Ảnh: TTVNOL
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang duy trì ít nhất hai lữ đoàn tên lửa đạn đạo Scud. Dù thời gian sử dụng đã khá lâu, nhưng qua một số hình ảnh được công bố, quân đội ta đã làm chủ được việc đại tu, sửa chữa, tăng tổng niên hạn sử dụng. Trong tương lai gần, có lẽ chúng ta vẫn sẽ duy trì tên lửa đạn đạo Scud. Ảnh: QPVN
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang duy trì ít nhất hai lữ đoàn tên lửa đạn đạo Scud. Dù thời gian sử dụng đã khá lâu, nhưng qua một số hình ảnh được công bố, quân đội ta đã làm chủ được việc đại tu, sửa chữa, tăng tổng niên hạn sử dụng. Trong tương lai gần, có lẽ chúng ta vẫn sẽ duy trì tên lửa đạn đạo Scud. Ảnh: QPVN
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, Scud vốn có độ chính xác nghèo nàn do hệ thống dẫn đường lạc hậu. Để đánh mục tiêu giá trị cao, đảm bảo tính chính xác lớn với đầu đạn thông thường thì phương án Aerofon là là rất khả thi. Việt Nam có mối quan hệ hợp tác kỹ thuật – quân sự lâu đời với Nga. Thế nên, việc cải tiến tên lửa Scud tăng hạn sử dụng cũng như nâng cấp hệ thống dẫn đường hoàn toàn có thể thực hiện được. Vì dẫu sao Scud vẫn là vũ khí mà các hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí cho phép xuất khẩu, phát triển. Ảnh: QPVN
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, Scud vốn có độ chính xác nghèo nàn do hệ thống dẫn đường lạc hậu. Để đánh mục tiêu giá trị cao, đảm bảo tính chính xác lớn với đầu đạn thông thường thì phương án Aerofon là là rất khả thi. Việt Nam có mối quan hệ hợp tác kỹ thuật – quân sự lâu đời với Nga. Thế nên, việc cải tiến tên lửa Scud tăng hạn sử dụng cũng như nâng cấp hệ thống dẫn đường hoàn toàn có thể thực hiện được. Vì dẫu sao Scud vẫn là vũ khí mà các hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí cho phép xuất khẩu, phát triển. Ảnh: QPVN
Việc nâng cấp tên lửa đạn đạo Scud cho phép tấn công chính xác, đảm bảo tiết kiệm hơn so với việc phải dùng nhiều quả mới tiêu diệt được những mục tiêu giá trị cao, quan trọng, nguy hiểm từ phía đối phương.
Việc nâng cấp tên lửa đạn đạo Scud cho phép tấn công chính xác, đảm bảo tiết kiệm hơn so với việc phải dùng nhiều quả mới tiêu diệt được những mục tiêu giá trị cao, quan trọng, nguy hiểm từ phía đối phương.

GALLERY MỚI NHẤT