Việt Nam có tiếp cận được quyền tự sản xuất xe tăng T-90?

(VietnamDaily) - Rất khó để Việt Nam có thể được Nga chuyển giao công nghệ sản xuất xe tăng T-90S/SK. Lý do đơn giản nhất là do chúng ta không có nhu cầu trang bị và sử dụng quá nhiều xe tăng T-90 trong biên chế.

Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?
 Ấn Độ đã tiếp tục ký thoả thuận tăng thời gian được tự sản xuất xe tăng T-90 trong nước cho tới năm 2020. Phiên bản xe tăng được Ấn Độ lựa chọn vẫn là T-90S. Nguồn ảnh: Flickr,
Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?-Hinh-2
 Trong thời gian từ nay tới năm 2028, Ấn Độ dự kiến sẽ sản xuất 464 xe tăng chủ lực T-90S theo chuyển giao công nghệ và dưới sự giám sát của các chuyên gia Nga. Nguồn ảnh: Flickr,
Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?-Hinh-3
 Theo truyền thông Ấn Độ, phía Nga tỏ ra rất hợp tác và có thái độ cởi mở trong việc chuyển giao công nghệ không những của xe tăng chủ lực T-90 mà còn của cả các loại thiết giáp khác. Nguồn ảnh: Indianarm.
Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?-Hinh-4
 Cụ thể, phía Nga rất sẵn lòng nếu Ấn Độ muốn hợp tác sản xuất các loại thiết giáp chở quân BTR-82A hoặc xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Nguồn ảnh: Indianarm.
Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?-Hinh-5
 Ngoài ra, Nga cũng sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất pháo tự hành 2S25 Sprut-SD cho phía Ấn Độ nếu nước này có nhu cầu. Nguồn ảnh: Indianarm.
Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?-Hinh-6
 Mặc dù vậy, chất lượng của các xe tăng T-90 do Ấn Độ tự sản xuất trong nước từ trước tới nay vẫn được coi là không thể so sánh được với những xe tăng T-90 được nhập khẩu trực tiếp từ Nga dù cho tất cả đều cùng một phiên bản. Nguồn ảnh: Indianarm.
Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?-Hinh-7
 Ấn Độ hiện tại là quốc gia sở hữu nhiều xe tăng T-90 nhất thế giới - vượt cả số lượng T-90 mà Nga đang sử dụng khi mà Moscow vẫn sử dụng T-72 như phiên bản xe tăng chủ lực chính. Nguồn ảnh: Rumil.
Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?-Hinh-8
 Tính tới thời điểm hiện tại, Ấn Độ đã có khả năng tự sản xuất được đạn pháo 125mm nội địa để sử dụng với các xe tăng T-90 và T-72 của quốc gia này, tuy nhiên vẫn phải nhập khẩu đầu đạn xuyên từ Nga. Nguồn ảnh: Rumil.
Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?-Hinh-9
 Hàng năm, Ấn Độ nhập khẩu khoảng 70 triệu USD tiền đầu đạn từ Nga để phục vụ sản xuất đạn dược cho 3257 xe tăng T-90 và T-72 mà nước này đang sử dụng trong biên chế. Nguồn ảnh: Rumil.
Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?-Hinh-10
 Việt Nam - một bạn hàng khá thân thiết của Nga cũng từng được Moscow chuyển giao nhiều công nghệ sản xuất vũ khí trong đó có các loại tàu hộ vệ hạm, tên lửa phòng không hay thậm chí là tên lửa hành trình diệt hạm... đồng thời hiện cũng là một bạn hàng mua xe tăng chủ lực T-90S/SK từ Nga.
Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?-Hinh-11
 Tuy nhiên, rất khó để Việt Nam có thể được Nga chuyển giao công nghệ sản xuất xe tăng T-90S/SK. Lý do đơn giản nhất là do chúng ta không có nhu cầu trang bị và sử dụng quá nhiều xe tăng T-90 trong biên chế.
Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?-Hinh-12
 Ngoài ra, năng lực sản xuất của Việt Nam hiện tại cũng chưa đủ sức để có thể sản xuất được T-90 nội địa trong nước do loại xe tăng này quá hiện đại.
Viet Nam co tiep can duoc quyen tu san xuat xe tang T-90?-Hinh-13
 Trong tương lai, khả dĩ nhất là Việt Nam sẽ mua dây chuyền hoặc công nghệ từ Nga để tự sản xuất được đạn pháo 125mm trong nước. Loại đạn pháo 125mm được sử dụng trên xe tăng T-90 là độc nhất, không một loại xe tăng hay pháo nào khác của Việt Nam đang sử dụng cỡ đạn này.

Mời độc giả xem Video: T-90M - phiên bản xe tăng hiện đại nhất trong dòng T-90 hiện nay của Nga.

Xem xe tăng chiến đấu T80 drift "cháy lốp"

(Kiến Thức) - Drift siêu xe (và thực tế là nhiều siêu xe hiện đại có hẳn chế độ drift) là một chuyện. Tuy nhiên, một chiếc xe tăng drift lại là chuyện khác.

Có một điều chắc chắn là drift xe tăng khó hơn xe hơi nhiều và đòi hỏi kỹ thuật rất khác. Trong video clip trên, chiếc xe tăng T80 được thiết kế và sản xuất tại Liên Xô cũ. Nó có trọng lượng tới 46 tấn, dài 9,7 mét, cao 2,29 mét và sử dụng động cơ diesel công suất 614 mã lực. Lực quán tính và lực ma sát cực lớn khi thực hiện cú drift con quái vật thép này đã khiến tạo ra một màn hoa lửa trông rất độc đáo.

Một vòng thăm quan Bảo tàng xe tăng Đức (1)

(VietnamDaily) - Bảo tàng xe tăng Đức (tiếng Đức: Deutsches Panzermuseum Munster) nằm ở Munster là nơi trưng bày bộ sưu tập gần như đầy đủ lịch sử xe tăng nước này từ Chiến tranh thế giới 1 tới hiện đại.

Mot vong tham quan Bao tang xe tang Duc (1)
Bảo tàng được thành lập năm 1983 trải dài trên diện tích 9.000m2 lưu giữ những cỗ xe tăng cổ nhất lịch sử nước Đức, bao gồm cả những "cỗ máy chiến tranh đáng sợ" nhất của phát xít Đức. Trong ảnh là chiếc xe tăng đầu tiên do Đức sản xuất trong chiến tranh thế giới thứ 1 - A7V Wotan replica. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin 

Sức mạnh xe tăng hai nước Đức trong chiến tranh Lạnh thế nào?

(VietnamDaily) - Lực lượng xe tăng Đức trong chiến tranh Lạnh có đôi chút đặc biệt do hoàn cảnh chính trị khiến nước Đức chia làm hai quốc gia “Đông” và “Tây”, nhận được sự hậu thuẫn và trang bị của hai trường phái tăng trái ngược. 

Suc manh xe tang hai nuoc Duc trong chien tranh Lanh the nao?
Sau khi phát xít Đức sụp đổ năm 1945, nước Đức bị chia làm hai quốc gia: Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức, Mỹ hậu thuẫn) và Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức, Liên Xô đứng sau). Với bối cảnh như vậy, cho nên lực lượng vũ trang hai quốc gia được xây dựng theo hai trường phái đối nghịch Mỹ-Xô. Vì vậy, không lạ khi lực lượng xe tăng hai bên có những sự đối lập và khác biệt rõ ràng. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin 

Tin mới