Việt Nam đã làm được nút động mạch gan điều trị ung thư

Năm 2013, bệnh viện Ung bướu Hà Nội vừa triển khai thực hiện kỹ thuật nút động mạch gan chọn lọc điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát trên hệ thống máy DSA (Chụp mạch số hóa xóa nền) cho bệnh nhân đầu tiên.

 
Theo TS Trần Đăng Khoa, Giám đốc bệnh viện Ung bướu Hà Nội , điều trị bằng phương pháp này tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ được cải thiện lên rất nhiều. Nếu không được điều trị, tiến triển của ung thư gan ở bệnh nhân sẽ rất nhanh. Đây là ca phẫu thuật theo phương pháp nút mạch đầu tiên tại Bệnh viện Ung bướu. Bệnh viện sẽ triển khai đều đặn phương pháp này trong thời gian tới để điều trị cho các bệnh nhân.
Bệnh nhân đầu tiên được điều trị theo phương pháp này là ông Nguyễn Đức Bồi, 65 tuổi ở tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện với triệu chứng đau hạ sườn phải, đã được siêu âm và chụp cắt lớp và chẩn đoán mắc ung thư gan nguyên phát với 1 khối u ở phân thùy VI, VII của gan, không được điều trị kịp thời, ung thư sẽ phát triển và di căn. Các bác sĩ Bệnh viện đã chọn điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp bơm thuốc Lipiodol và hóa chất Doxo Romycine nút động mạch gan chọn lọc điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát. Khi được nút mạch , tức cắt nguồn máu nuôi khối u sẽ làm khối u không phát triển và bị hoại tử, các triệu chứng lâm sàng được cải thiện.
Nằm trong chương trình phát triển kỹ thuật mũi nhọn, cùng với các bệnh viện Tim, Xanh Pon, Thanh Nhàn..., bệnh viện Ung Bướu Hà Nội tăng cường triển khai các kỹ thuật cao, các kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh và giảm tải cho bệnh viện tuyến Trung ương. Hiện nay, bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã được thành phố đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trong đó có lĩnh vực điều trị ung thư.

Nhiễm viêm gan B cẩn thận ung thư gan

Trước kia ung thư gan (UTG) thường gặp ở tuổi 50 - 60, hiện nay nhiều người ngoài 20 tuổi đã bị. Đặc biệt, đa phần bệnh nhân được phát hiện muộn, không còn khả năng điều trị và nếu được điều trị thì 100 người cũng chỉ có 1 người sống được sau 5 năm. 

Ít người còn cơ hội điều trị

Mới 30 tuổi nhưng chị Duy Thị Bích H. (Ứng Hòa, Hà Nội) đã bị UTG tái phát di căn hạch mạc treo, lách to... Nhìn chị quằn quoại đau đớn trên giường bệnh với cái bụng to hơn bà chửa 9 tháng ai cũng thấy xót xa. Người nhà của chị cho biết, cuối năm 2009, chị thấy mệt mỏi, tức ngực, đi khám thì đã bị UTG giai đoạn 2. Bác sĩ bảo chị đã phát hiện được giai đoạn sớm nên phẫu thuật và truyền hóa chất 1 đợt nhưng không đáp ứng. Về nhà uống thuốc Nam đến nay thì bụng chướng to, đi ngoài và nôn ra máu... Hiện tiên lượng sống của chị chỉ còn được tính từng ngày.

Những điều kỳ lạ, ít biết về cá mập

(Kiến Thức) - Nhắc đến cá mập, người ta nghĩ ngay đến hung thần thường cướp đi mạng sống của con người. Nhưng thực tế là loài này cũng có nhiều sự thật thú vị.

Cá mập miệng siêu rộng. Đây là một trong những loài cá mập hiếm nhất. Chỉ có khoảng gần 100 con loại này được ghi nhận. Loại này lần đầu được phát hiện vào năm 1976, khi một con bị vướng vào mỏ neo của một tàu hải quân Mỹ ở ngoài khơi Hawaii.
Cá mập miệng siêu rộng. Đây là một trong những loài cá mập hiếm nhất. Chỉ có khoảng gần 100 con loại này được ghi nhận. Loại này lần đầu được phát hiện vào năm 1976, khi một con bị vướng vào mỏ neo của một tàu hải quân Mỹ ở ngoài khơi Hawaii.
Cá mập cookiecutter (do vết cắn có hình bánh cookie) là mối đau đầu đối với các hải quân Mỹ, bởi chúng là thủ phạm tạo ra các lỗ hổng trên cáp và nhiều vật liệu mà tàu ngầm Hải quân Mỹ đang sử dụng.
 Cá mập cookiecutter (do vết cắn có hình bánh cookie) là mối đau đầu đối với các hải quân Mỹ, bởi chúng là thủ phạm tạo ra các lỗ hổng trên cáp và nhiều vật liệu mà tàu ngầm Hải quân Mỹ đang sử dụng.

Tin mới