Việt Nam đón cực đại 'mưa cầu lửa' vào đêm nay

Theo NASA, Nam Taurids - mưa sao băng này sẽ đạt cực đại trong ngày 5/11. Đối với múi giờ tại Việt Nam, thời điểm đẹp nhất sẽ rơi vào tối 4/11, rạng sáng 5/11

Nam Taurids là một trận mưa sao băng, nhưng sao băng của nó lớn và sáng bất thường như những quả cầu lửa, đồng thời bay rất chậm.
Trong tháng 11 này sẽ có 2 trận mưa sao băng phát ra từ phía chòm sao Kim Ngưu (tên Latin là Taurus). Và chúng đều là "mưa cầu lửa" chứ không phải mưa sao băng bình thường.
Theo NASA, mưa sao băng này sẽ đạt cực đại trong ngày 5/11. Đối với múi giờ tại Việt Nam, thời điểm đẹp nhất sẽ rơi vào tối nay (4/11), rạng sáng 5/11.
Viet Nam don cuc dai 'mua cau lua' vao dem nay

Một quả cầu lửa từ mưa sao băng Taurids. Ảnh: EARTHSKY/Nguồn: nguoilaodong.com.vn

Theo tờ Space.com, vào năm 2024, điều kiện quan sát Nam Taurids sẽ thuận lợi, với Mặt Trăng chỉ đạt độ sáng khoảng 15% trong thời gian mưa sao băng đạt cực đại.
Tuy nhiên, mưa sao băng Bắc Taurids - đạt cực đại đêm 11, rạng sáng 12/11 nếu quan sát từ Việt Nam - có thể bị ảnh hưởng bởi độ sáng 84% của mặt trăng, che khuất một số ngôi sao băng mờ nhất.
Cả hai trận mưa sao băng này sẽ chỉ giải phóng một số lượng khiêm tốn sao băng mỗi giờ. Nhưng nó vẫn sẽ rất rực rỡ bởi sao băng của cả hai trận đều to và sáng hơn tất cả các trận mưa sao băng khác.
"Taurids rất giàu cầu lửa, vì vậy nếu bạn nhìn thấy Taurid, nó có thể rất sáng và sẽ làm bạn hoa mắt, dù tốc độ của chúng thực sự tệ" - chuyên gia thiên thạch của NASA Bill Cooke cho biết.
Đó cũng là lý do các ngôi sao băng của Nam Taurids hay được gọi là "cầu lửa Halloween". Trận mưa sao băng này đã bắt đầu rơi trước thời điểm cực đại vài ngày, tức cuối tháng 10.
Sao băng Taurids là những thiên thạch lớn hơn thiên thạch tạo nên các trận mưa sao băng khác nên có thể tồn tại trong thời gian dài hơn khi chúng đi qua bầu khí quyển của Trái Đất.
NASA đưa ra ví dụ về sao băng Orionids, thường cháy hết ở độ cao khoảng 93 km, trong khi Taurids thường rơi tới độ cao tới 66 km.
Các ngôi sao băng của Taurids cũng bay với tốc độ khoảng 27 km/giây; trong khi sao băng Perseids lướt với tốc độ 59 km/giây.
Tuy phát ra từ chòm sao Kim Ngưu, nhưng "thủ phạm" gây ra các quả cầu lửa Taurids là sao chổi khổng lồ Encke, có nhân sao chổi khoảng 4,8 m.

Mưa sao băng Taurus thường diễn ra hàng năm từ ngày 7/9 đến 10/12. Riêng năm 2024, nó đạt đỉnh vào đêm 4/11. Song có một bất lợi cho người xem là mặt trăng bán nguyệt đầu tháng có thể sẽ che khuất phần lớn trận mưa, trừ những sao băng to và sáng nhất.

Quan sát tốt nhất sẽ là ngay sau nửa đêm từ một địa điểm tối tăm xa khỏi ánh đèn thành phố. Sao băng sẽ phát từ chòm sao Kim Ngưu (Tauris), nhưng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.

Giới trẻ dựng lều chờ đón hiện tượng mưa sao băng

(Kiến Thức) - Giới trẻ yêu thích thiên văn học đêm 12, rạng sáng 13/8 dựng lều, nằm trên bãi cỏ đối diện SVĐ Mỹ Đình chờ đón hiện tượng mưa sao băng.

Theo Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, hiện tượng mưa sao băng có tên gọi Persseids bắt nguồn từ những mảnh vỡ vụn của sao chổi 109p/Swift-Tuttle còn vương lại trên quỹ đạo của Trái Đất. Khi Trái Đất đi tới vùng chứa những mảnh vỡ vụn này sẽ xảy ra mưa sao băng. 
Thông thường, hàng năm, hiện tượng này diễn ra vào khoảng ngày 17/7 đến 24/8 và xuất hiện mật độ lớn từ ngày 12-13 và 14/8. Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện ở chòm sao Perseus. Mật độ sao băng rơi vào thời điểm cực đại vào khoảng 50 – 100 sao băng mỗi giờ.

2023: Từ Việt Nam, ngắm 9 lần bầu trời đổ mưa ánh sáng

Theo dự báo của trang Time and Date, vào năm 2023 người Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng 9 đợt mưa ánh sáng ngoạn mục, bao gồm Quadrantids của tháng 1.

Tin mới