Việt Nam giải bài toán đạn súng bộ binh Mỹ thế nào?

(Kiến Thức) - Các kỹ sư của nhà máy Z113 đã làm chủ thành công công nghệ chế tạo đạn 7,62x51 mm để sử dụng cho các súng bộ binh của Mỹ có trong biên chế.

Việt Nam giải bài toán đạn súng bộ binh Mỹ thế nào?

Sau ngày 30/4/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu được rất nhiều súng bộ binh Mỹ viện trợ cho VNCH như súng trường M14, trung liên M60. Đến nay, những loại súng này vẫn còn hiệu năng sử dụng rất tốt. Để đảm bảo duy trì trang bị các loại súng này, việc chủ động sản xuất đạn 7,62x51 mm trong nước là rất quan trọng.

Chương trình Tạp chí quân sự, kênh truyền hình QPVN đã giới thiệu đề tài nghiên cứu sản xuất đạn 7,62x51 mm của nhóm nghiên cứu nhà máy quốc phòng Z113, nhằm đảm bảo chủ động nguồn cung đạn trong nước.

Đội ngũ kỹ sư đã tiến hành nghiên cứu đạn mẫu M80 do Mỹ sản xuất và các tài liệu liên quan về đạn mẫu. Ngoài ra, nhóm còn khảo sát năng lực hiện có trong nước về vật tư, trang bị, công nhân lành nghề và các điều kiện liên quan khác.

Yêu cầu quan trọng là phải nghiên cứu công nghệ chế tạo phù hợp với điều kiện trong nước và đảm bảo được tính năng tương đương đạn của nước ngoài. Đạn mẫu của Mỹ sử dụng đồng làm vật liệu chế tạo vỏ liều nên có chi phí cao. Nhóm nghiên cứu đã chuyển sang sử dụng vật liệu khác sẵn có trong nước và có chi phí thấp hơn.

Viet Nam giai bai toan dan sung bo binh My the nao?
Đạn 7,62x51mm do nhà máy Z113 chế tạo. Ảnh: QPVN 

Một khó khăn khác mà nhóm phải đối mặt đó là vật liệu chế tạo lõi đầu đạn. Đạn M80 của Mỹ sử dụng chì antimon, nhưng công nghệ trong nước chưa chế tạo được. Các kỹ sư đã chọn giải pháp sử dụng loại chì đã chế tạo cho các loại súng bộ binh trước đó.

Một vấn đề khác mà nhóm nghiên cứu phải đối mặt là việc sản xuất đạn 7,62x51 mm phải thực hiện trên dây chuyền hiện có tại nhà máy. Đại úy QNCN Mai Thanh Uyên, phó trưởng phòng kỹ thuật nhà máy Z113 chia sẻ: “Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là sử dụng chung vật liệu đang chế tạo các loại đạn bộ khác nhằm giảm chủng loại vật tư. Cải tiến hệ thống cung cấp phôi và đồ gá để sản xuất ngay trên giây chuyền hiện có tại nhà máy”.

Với các giải pháp cải tiến được nhóm đưa ra, chỉ cần thay hệ thống đồ gá và hệ thống cung cấp phôi là có thể sản xuất đạn 7,62x51 mm mà không cần phải nhập khẩu giây chuyền sản xuất mới, giúp tiết kiệm ngân sách.

Đạn M80 kiểu NATO là loại đạn nhọn, lắp liền, kết cấu đầu đạn làm bằng đồng bên trong chứa lõi chì, thuốc phóng bên trong vỏ liều là loại cháy nhanh, mối ghép giữa đầu đạn, võ liều và hạt lửa là mối ghép chặt. Đạn đạt vận tốc từ 820-835 m/s.

Viet Nam giai bai toan dan sung bo binh My the nao?-Hinh-2
Kết quả bắn thử nghiệm đạn 7,62x51mm cho kết quả tương đương với đạn nhập khẩu. Ảnh: QPVN 

Đại úy QNCN Nguyễn Việt Thắng chia sẻ: “Để sản xuất được vỏ đạn cần trải qua 43 công đoạn như dập vuốt tạo ống, dập hình, xử lý nhiệt..”. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu gặp không ít khó khăn, đặc biệt là về vật liệu chế tạo.

Với tình thần sáng tạo và quyết tâm làm chủ công nghệ, nhóm nghiên cứu đã sản xuất thử nghiệm thành công đạn 7,62x51 mm với chất lượng tương đương đạn nhập khẩu. Thượng úy Nguyễn Tuấn Nghĩa, Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhà máy Z113, người trực tiếp bắn thử đạn cho biết: “Đạn 7,62 do nhà máy Z113 chế tạo đạt tốc độ khi bắn khoảng 820-835 m/s, các chỉ tiêu về đặc tính kỹ thuật tương đương với đạn của Mỹ”.

Việc chế tạo thành công đạn 7,62x51 mm kiểu NATO tại nhà máy Z113 đã chứng minh năng lực của công nghiệp quốc phòng trong nước trong việc làm chủ công nghệ chế tạo đạn súng bộ binh, đảm bảo đủ nguồn cung đạn cho huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

Từ thành công của đề tài đã góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đồng thời tạo thêm chủng loại mặt hàng quốc phòng mới, khai thác và nâng cao hiệu quả các dây chuyền công nghệ đã được đầu tư.

Tự hào dàn vũ khí Việt Nam tự sản xuất

Dàn vũ khí Việt Nam sản xuất, sở hữu có dịp trưng bày tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX tổ chức ngày 1/7.

Tự hào dàn vũ khí Việt Nam tự sản xuất
Tu hao dan vu khi Viet Nam tu san xuat
 Bên ngoài hội trường Bộ Quốc phòng, nơi diễn ra Đại hội, là những gian trưng bày, giới thiệu các sáng kiến tiêu biểu, sản phẩm đặc sắc như một số sản phẩm vũ khí, trang bị kỹ thuật do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng nghiên cứu, chế tạo...

CNQP Việt Nam nỗ lực hiện đại hóa vũ khí lục quân

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đang nỗ lực chế tạo các loại vũ khí mới hiện đại hóa lực lượng Lục quân Việt Nam

CNQP Việt Nam nỗ lực hiện đại hóa vũ khí lục quân
"Là lực lượng chiến đấu quan trọng, có vai trò quyết định chiến trường, bởi thế lực lượng Lục quân phải được hiện đại hóa", Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã nhấn mạnh như vậy trong buổi bắn trình diễn các loại vũ khí do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) tổ chức trong tháng 9 vừa rồi.

Máy bay chiến đấu AV-8B có khiến Trung Quốc sợ hãi?

(Kiến Thức) - Khả năng cất hạ cánh thẳng đứng của máy bay chiến đấu AV-8B Harrier có thể đem lại nhiều lợi ích cho Đài Loan trong kế hoạch đối phó với Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu AV-8B có khiến Trung Quốc sợ hãi?
May bay chien dau AV-8B co khien Trung Quoc so hai?
Gần đây, một nguồn tin không chính thức ở Mỹ cho biết, Cơ quan Hợp tác Quốc phòng Mỹ đang xem xét việc bán máy bay chiến đấu AV-8B Harrier đã qua sử dụng cho Đài Loan nhằm tăng cường sức mạnh quân sự cho hòn đảo này. 

Tin mới