Việt Nam nêu quan điểm về việc Nhật sắp xả nước thải Fukushima ra biển

Trong khuôn khổ họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 6/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã tái khẳng định quan điểm của Việt Nam về phát triển, sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.

Viet Nam neu quan diem ve viec Nhat sap xa nuoc thai Fukushima ra bien
Nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima.
Cụ thể, trước câu hỏi của phóng viên về việc Nhật Bản sẽ xả nước thải từ Nhà máy hạt nhân tại Fukushima của nước này ra biển, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
“Việt Nam ủng hộ phát triển, sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Việt Nam cho rằng, trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân thuộc về quốc gia sử dụng năng lượng nguyên tử, đồng thời đề nghị có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ, minh bạch trong chia sẻ thông tin, ứng xử có trách nhiệm và đúng quy định của luật pháp quốc tế trong trường hợp có xảy ra sự cố hoặc tai nạn.
Việt Nam cũng đề cao việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, bảo vệ môi trường biển và các tài nguyên biển, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, và các quy định liên quan của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)”.
Theo truyền thông quốc tế, Nhật Bản có kế hoạch xả nước thải từ khu vực Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển. Đây là 1,3 triệu mét khối nước đã được sử dụng để làm mát các thanh nhiên liệu tại nhà máy Fukushima sau khi nhà máy này bị hư hại bởi trận động đất và sóng thần năm 2011.
Tokyo khẳng định, kế hoạch xả thải là an toàn, bởi nước thải đã qua xử lý. Nhật Bản chưa ấn định ngày bắt đầu xả nước trong khi chờ sự chấp thuận chính thức từ cơ quan quản lý hạt nhân quốc gia.
Về phần mình, sau hai năm đánh giá, IAEA cho biết, kế hoạch của Nhật Bản nhằm xả thải từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima nằm trong tiêu chuẩn an toàn quốc tế.
Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cũng cho biết, sẽ bố trí nhân viên IAEA tại nhà máy Fukushima để giám sát việc xả thải.

Dấu ấn của GS. Nguyễn Đình Tứ với ngành năng lượng nguyên tử Việt

Mọi thành công của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam hôm nay đều bắt nguồn từ cội nguồn sâu xa, từ những đóng góp ban đầu của GS. Nguyễn Đình Tứ. Đó là lời nhận xét của giới khoa học dành cho người đặt nền móng cho ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Sự nghiệp khoa học đồ sộ trước tuổi 30

Phát hiện khoáng vật chưa từng thấy trên Mặt trăng, chuyên gia nói gì?

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc (CAEA) thông báo tàu Hằng Nga 5 tìm thấy khoáng vật trong suốt như kim cương trên Mặt trăng. Đây là khoáng vật hoàn toàn mới, được đặt tên là Changesite-(Y).

Phat hien khoang vat chua tung thay tren Mat trang, chuyen gia noi gi?
 Ngày 9/9, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc (CAEA) phối hợp công bố thông tin đáng chú ý về sứ mệnh khám phá Mặt trăng. Theo thông báo, vào tháng 12/2020, tàu Hằng Nga 5 đã mang về khoáng vật trong suốt như kim cương. Đây là một trong số những mẫu vật trên Mặt trăng mà tàu Hằng Nga 5 mang về khi ấy.

Tin mới