Việt Nam ở đâu trên bản đồ đột quỵ thế giới?

Các chuyên gia Mỹ đề xuất hạ độ tuổi khởi đầu của nguy cơ đột quỵ từ 45 xuống còn 25, khi chứng minh có tới 1/4 dân số thế giới có nguy cơ khi vừa qua mốc 25 tuổi.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Washington (Mỹ) vừa công bố trên tạp chí khoa học New England Journal of Medicine bản đồ đột quỵ thế giới với nhiều kết luận chấn động.
Có tới 1/4 dân số thế giới có nguy cơ đột quỵ sau tuổi 25. Những khu vực nguy hiểm nhất, được biểu thị bằng màu cam đỏ, chủ yếu nằm ở Châu Á và Châu Âu, mà cao nhất là Trung Quốc với tỉ lệ lên đến 40%.
Viet Nam o dau tren ban do dot quy the gioi?
 Bản đố đột quỵ thế giới
Rất may, dù là quốc gia có biên giới tiếp giáp, Việt Nam chúng ta chỉ được biểu thị bằng màu xanh nhạt. Nhưng với màu sắc đó, tỉ lệ nguy cơ đột quỵ sau tuổi 25 tương ứng sẽ là 17%-22%, vì vậy chúng ta vẫn cần cảnh giác.
Trước đây, 45 tuổi được coi là mốc chuẩn đánh dấu nguy cơ đột quỵ bắt đầu gia tăng. Thế nhưng, thực tế cho thấy có rất nhiều bệnh nhân gặp tai biến trước tuổi này.
Nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên đề xuất hạ mốc xuống chỉ còn 25 tuổi. Họ thống kê rằng chỉ cần bước qua tuổi 25, đã có 1/4 dân số thế giới đối mặt nguy cơ đột quỵ!
"Các bác sĩ phải cảnh báo bệnh nhân của họ về việc ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh mạch máu khác tại những thời điểm sớm hơn trong cuộc sống" - trợ lý giáo sư, tiến sĩ Gregory Roth, thành viên nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh. Đó là các lời khuyên kịp thời về chế độ ăn uống, vận động, tập luyện lành mạnh, tránh hút thuốc và uống rượu, kiếm soát tốt cholesterol và bệnh cao huyết áp...
Tính theo khu vực, có 3 nơi trên thế giới mà người dân gặp rủi ro cao nhất là Đông Á (38% có nguy cơ), Trung Âu (31,7%) và Đông Âu (31,6%). Nếu phân chia theo giới tính thì nguy cơ cao nhất thuộc về nam giới ở Trung Quốc (41%) và nữ giới ở Lavita (42%).
Khu vực cận Sahara của Châu Phi là nơi người dân ít có nguy cơ đột quỵ nhất thế giới với tỉ lệ chỉ 11,8%. Chỉ có 7/195 quốc gia có tỉ lệ dưới 11%, đó là Cộng hòa Trung Phi, Lesotho, Somalia, Swaziland, Uganda, Zambia và Zimbabwe.

Làm ngay những việc này để phòng đột quỵ mùa nắng nóng

(Kiến Thức) - Dưới sự biến chuyển bất thường và khắc nghiệt của thời tiết nắng nóng gần đây, nguy cơ tử vong do đột quỵ, nhồi máu não ở người trung niên và cao tuổi tăng cao ở mức báo động.

Các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên thực hiện các cách phòng ngừa đột quỵ sau.
Các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên thực hiện các cách phòng ngừa đột quỵ sau. 
Theo dõi thời tiết hàng ngày Nắm được những thông tin thời tiết để có những kể hoạch làm việc, vui chơi hợp lý. Tỉ lệ người bệnh tim mạch và huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao khi thời tiết nóng. Vì thế nên chủ động kiểm soát tốt bệnh của mình, sử dụng sản phẩm phòng ngừa, giúp ổn định huyết áp, tăng cường phòng ngừa xơ vữa động mạch...

Theo dõi thời tiết hàng ngày

Nắm được những thông tin thời tiết để có những kể hoạch làm việc, vui chơi hợp lý. Tỉ lệ người bệnh tim mạch và huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao khi thời tiết nóng. Vì thế nên chủ động kiểm soát tốt bệnh của mình, sử dụng sản phẩm phòng ngừa, giúp ổn định huyết áp, tăng cường phòng ngừa xơ vữa động mạch...

Tránh ra ngoài khi nắng nóng cao điểm Tình trạng sốc nhiệt xảy ra là rất nguy hiểm có thể dẫn đến đột tử hoặc đột quỵ. Do đó nếu không có việc cần thiết thì tránh đi ra ngoài khi trời nắng gay gắt, chỉ nên ra vào buổi sáng sớm và khi tắt nắng

Tránh ra ngoài khi nắng nóng cao điểm

Tình trạng sốc nhiệt xảy ra là rất nguy hiểm có thể dẫn đến đột tử hoặc đột quỵ. Do đó nếu không có việc cần thiết thì tránh đi ra ngoài khi trời nắng gay gắt, chỉ nên ra vào buổi sáng sớm và khi tắt nắng

Thường xuyên bổ sung nước Để đề phòng máu tăng đặc dẫn tới hình thành huyết khối (cục máu đông), tập thói quen khi không khát cũng phải uống đủ nước. Có thể uống nước ép trái cây, rau quả mỗi ngày. Sáng sớm sau khi ngủ dậy hãy uống một cốc nước, mỗi ngày, nên bổ sung từ 1,5- 2lít nước cho cơ thể.

 Thường xuyên bổ sung nước

Để đề phòng máu tăng đặc dẫn tới hình thành huyết khối (cục máu đông), tập thói quen khi không khát cũng phải uống đủ nước. Có thể uống nước ép trái cây, rau quả mỗi ngày. Sáng sớm sau khi ngủ dậy hãy uống một cốc nước, mỗi ngày, nên bổ sung từ 1,5- 2lít nước cho cơ thể.

Hạn chế bia rượu Mùa nóng, mọi người thường muốn uống rượu, bia cho mát, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Khi nắng nóng càng nên hạn chế rượu bia hoặc cà phê bởi các chất cồn và caffein sẽ làm bạn bị mất nước nhiều hơn, làm bạn dễ bị đột quỵ do nắng nóng hơn.

Hạn chế bia rượu

Mùa nóng, mọi người thường muốn uống rượu, bia cho mát, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Khi nắng nóng càng nên hạn chế rượu bia hoặc cà phê bởi các chất cồn và caffein sẽ làm bạn bị mất nước nhiều hơn, làm bạn dễ bị đột quỵ do nắng nóng hơn.

Hủy bỏ các hoạt động ngoài trời trong thời điểm nắng nóng cao độ
 Hủy bỏ các hoạt động ngoài trời  trong thời điểm nắng nóng cao độ
Để nhiệt độ điều hòa hợp lý 26 - 28 độ C. Hoặc làm mát nhà bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng, bật quạt.

Để nhiệt độ điều hòa hợp lý

26 - 28 độ C. Hoặc làm mát nhà bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng, bật quạt.

Ngủ đủ giấc Đảm bảo thời gian ngủ đủ để cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng ngừa những nguy cơ đôtj quỵ ngày nắng nóng

 Ngủ đủ giấc

Đảm bảo thời gian ngủ đủ để cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng ngừa những nguy cơ đôtj quỵ ngày nắng nóng

Đi khám bác sỹ khi có triệu chứng Nếu người cao tuổi đột nhiên cảm thấy đau đầu, váng đầu, tê nửa người, ngáp vặt liên tục... đây có thể là triệu chứng báo trước khả năng phát sinh tai biến mạch máu não phải đề cao cảnh giác, đi khám bác sĩ ngay.

Đi khám bác sỹ khi có triệu chứng

Nếu người cao tuổi đột nhiên cảm thấy đau đầu, váng đầu, tê nửa người, ngáp vặt liên tục... đây có thể là triệu chứng báo trước khả năng phát sinh tai biến mạch máu não phải đề cao cảnh giác, đi khám bác sĩ ngay.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ do nắng nóng

Cơ thể sẽ phản ứng khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng. Những phản ứng này có thể cảnh báo nguy cơ đột quỵ do nhiệt, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.  
Trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị đột quỵ khi thời tiết nắng oi nóng. Ngoài ra, nguy cơ đột quỵ xảy ra ở những người có đáp ứng kém hay kém thích nghi với nhiệt độ cao, người đang sử dụng một số thuốc như thuốc lợi tiểu gây mất nước, điện giải, các thuốc chẹn beta giao cảm điều trị tăng huyết áp, các thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, các chất ma túy loại amphetamines hoặc cocaine, người đang có các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh phổi, người béo phì, người không được khỏe hoặc ăn uống không đầy đủ.
Khi quá nóng, cơ thể có nguy cơ bị mất nước nghiêm trọng. Tình trạng này sẽ gây áp lên tim, thậm chí là dẫn đến đột quỵ. Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bắt đầu bị ảnh hưởng tiêu cực từ nhiệt độ quá nóng nực là:

Tin mới