Việt Nam phản ứng việc Trung Quốc bắn tên lửa tại Biển Đông

Việt Nam phản ứng việc Trung Quốc tập trận quân sự, bắn tên lửa tại Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 31/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của một số phóng viên Việt Nam và nước ngoài đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc thông tin về việc nước này tiến hành tập trận quân sự, bắn tên lửa tại Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Viet Nam phan ung viec Trung Quoc ban ten lua tai Bien Dong
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tập trận quân sự, bắn tên lửa ở Biển Đông. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Lập trường của Việt Nam về việc Trung Quốc tập trận ở khu vực Biển Đông đã được nêu trong phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 26/8/2020".
"Quan điểm nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà không được Việt Nam cho phép là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, không có lợi cho hoà bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải trên Biển Đông" - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 26/8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự tại vùng biển phía Bắc Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, huỷ bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự" - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Báo Trung Đông tố tàu Trung Quốc quay lại EEZ Việt Nam

Báo chí của UAE, Ai Cập… đã đưa tin Trung Quốc đưa tàu trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và quân sự hóa ở khu vực Biển Đông.

Báo chí khu vực Arab những ngày qua như trang điện tử Skynewsarabia (UAE), Shorouknews và DostorMasrawy (Ai Cập), Alhayat (Saudi Arabia), Iraqnews đã đưa tin Trung Quốc đưa tàu trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và quân sự hóa ở khu vực Biển Đông.
Các báo có bài viết, tàu thăm dò địa chất Trung Quốc Hải Dương 8 đã vào lại vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 12/8 cùng với ít nhất 2 tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc. Trước đó, ngày 3/7, tàu Hai Dương 8 đã vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hai tuần. Việt Nam phản đối mạnh mẽ hành động này.

Báo Indonesia chỉ trích Trung Quốc sai trái ở Biển Đông

Báo chí Indonesia thời gian gần đây đã đưa tin về việc tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam, gây căng thẳng trên khu vực Biển Đông.

Hãng thông tấn Antaranews của Indonesia ngày 2/8 có bài viết "Việt Nam tiếp tục đối phó với Trung Quốc bằng con đường ngoại giao". Tác giả của bài viết cho rằng "những hành động của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019 không phù hợp với tinh thần xây dựng hoà bình ở Biển Đông và Việt Nam hi vọng ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng trong giải quyết căng thẳng này".
Bao Indonesia chi trich Trung Quoc sai trai o Bien Dong
Bài báo của Hãng thông tấn Antaranews. (Ảnh chụp màn hình) 
Theo bài báo, Trung Quốc là quốc gia lớn trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Bởi vậy quốc gia này có trách nghiệm đóng góp bảo vệ môi trường hoà bình ổn định, thúc đẩy hợp tác và hữu nghị trên thế giới nói chung và khu vực Biển Đông nói riêng.

Chuyên gia chỉ trích hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông

Chuyên gia cho rằng các hành vi ngang ngược của Trung Quốc phản ánh tâm lý cậy lớn, nạt bé nhưng thích đóng vai nạn nhân của Bắc Kinh.

Trong những ngày qua, nhóm tàu Hải dương 08 của Trung Quốc trở lại và tiếp tục hành vi xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hành động này thể hiện ý đồ chiếm trọn Biển Đông không che giấu của Trung Quốc, vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Tin mới