Theo đó, Bộ Công thương đề nghị nhiều chính sách đặc biệt, hỗ trợ cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng với nhiều ưu đãi nhằm phát triển ngành sản xuất ôtô trong nước.
Cụ thể với doanh nghiệp, Bộ Công thương trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng nêu sẽ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án có quy mô lớn sản xuất các dòng xe mà ưu tiên phát triển nếu dự án có quy mô đủ lớn (50.000 xe/năm).
Các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô cũng được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai theo pháp luật về công nghiệp hỗ trợ.
Bộ Công Thương đề nghị hỗ trợ cả người mua xe để kích cầu ngành cônmg nghiệp ôtô. |
Đặc biệt, với phần chính sách nhằm kích cầu, phát triển thị trường, Bộ Công thương quy định trong dự thảo: người tiêu dùng, tổ chức cá nhân, mua xe tải nhẹ đến 3 tấn, xe nông dụng nhỏ đa chức năng sẽ được hỗ trợ theo chính sách hiện hành về giảm tổn thất trong nông nghiệp (được vay tới 100% giá trị hàng hóa; hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% trong năm thứ 3. Nhà nước sẽ hỗ trợ chênh lệch lãi suất trong một số trường hợp…).
Với hoạt động mua sắm trong nước dùng vốn nhà nước hoặc nguồn tín dụng đầu tư phát triển có sự hỗ trợ của nhà nước, dự thảo Bộ Công thương yêu cầu phải đấu thầu trong nước với các loại xe đến 9 chỗ, xe vận tải chuyên dụng…
Ccác dự án đầu tư sản xuất dòng xe ưu tiên cũng được xem xét hỗ trợ. |
Nếu trong nước đã sản xuất được mà đấu thầu quốc tế hoặc nhập khẩu thì chi phí mua sắm không được tính vào chi phí hợp lệ. Ngoài ra, các dự án đầu tư sản xuất dòng xe ưu tiên cũng được xem xét hỗ trợ từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ phát triển Khoa học Công nghệ quốc gia…
Theo quy định của Bộ Công thương, dòng xe ưu tiên Việt Nam muốn phát triển gồm: xe tải nhỏ đa dụng phục vụ nông nghiệp; xe khách tầm trung và tầm ngắn; xe ô tô con kích thước nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu; các loại xe chuyên dùng như xe bê tông, xe cứu hỏa; xe nông dụng đa chức năng…