Việt Nam sẽ nhanh chóng "tái xuất" kinh tế như thời kỳ hậu COVID-19

Theo bài viết trên trang Asia Times ngày 1/10, Việt Nam sẽ nhanh chóng 'tái xuất' thời kỳ hậu đại dịch COVID-19, trở thành một trong những quốc gia có thành tích tăng trưởng tốt nhất trong nền kinh tế toàn cầu.

Giống như các quốc gia láng giềng, nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn sau nhiều tháng chống chọi với đại dịch.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một ngoại lệ nhờ ứng phó hiệu quả với sự bùng phát COVID-19, với mức tăng trưởng ấn tượng. Do đó, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ sớm đón nhận những tín hiệu tích cực sau khi đại dịch được kiểm soát, điều rất khó xảy ra đối với những quốc gia đang chịu sự hoành hành của COVID-19.
Viet Nam se nhanh chong
Với kinh nghiệm chống dịch trước đây và sự chuẩn bị kĩ càng, Việt Nam có thể cân bằng giữa nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo tăng trưởng kinh tế. (Nguồn: VNP) 
Con số nói lên tất cả. Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý II/2020 vào khoảng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Dù đây là thành tích thấp nhất của nền kinh tế Việt Nam trong 35 năm qua, song vẫn rất đặc biệt so với các nước láng giềng, bởi một số nước chứng kiến mức tăng trưởng âm.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 2,8% trong năm 2020 và sẽ phục hồi lên 6,7% trong năm 2021. Tổ chức xếp hạng toàn cầu S&P kỳ vọng Việt Nam sẽ là nước có thành tích tốt thứ hai trong số các nền kinh tế châu Á trong năm nay.
Tất cả cho thấy Việt Nam có khả năng sớm phục hồi sau khủng hoảng. Vì vậy, Việt Nam cần nhanh chóng “tái xuất” trong thời kỳ hậu đại dịch, trở thành một trong những nền kinh tế có thành tích tốt nhất trong nền kinh tế toàn cầu, như trong thập kỷ qua.
Nhờ các biện pháp giãn cách để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trong nhiều tháng qua, Việt Nam đang dần trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với đầu tư nước ngoài.
Công tác chống dịch hiệu quả giúp Việt Nam trở thành điểm đến an toàn cho các công ty quốc tế kinh doanh trong và sau cuộc khủng hoảng COVID-19. Theo nghiên cứu vừa được Deep Knowledge Group (tập đoàn gồm các công ty và tổ chức phi lợi nhuận tại Hong Kong - Trung Quốc) công bố, Việt Nam xếp thứ 9 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về mức độ an toàn giữa đại dịch.
Việt Nam đã bắt đầu dần mở lại các chuyến bay quốc tế và dỡ bỏ các chốt chặn tại các điểm nóng của đại dịch. Điều này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ dễ bị tổn thương khi xảy ra làn sóng COVID-19 tiếp theo. Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận thức được nguy cơ này nên luôn theo dõi sát tình hình.
Hơn nữa, với kinh nghiệm chống dịch trước đây và sự chuẩn bị kĩ càng, Việt Nam có thể cân bằng giữa nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Khi đó, Việt Nam sẽ nằm trong số ít những điểm sáng trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, các nhà phân tích nhận định nền kinh tế Trung Quốc, mặc dù đã dần hồi phục, nhưng lại chịu tổn thất nghiêm trọng bởi đại dịch và quan hệ căng thẳng với Mỹ đã dẫn đến sự chia rẽ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong bối cảnh đó, với những điều kiện thuận lợi, Việt Nam là lựa chọn tốt cho những nền kinh tế đang tìm kiếm các điểm đến thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc. Báo cáo của Goldman Sachs cho thấy, “khi được hỏi về các địa điểm hàng đầu để chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc đại lục, Việt Nam và Ấn Độ là những điểm đến được các công ty Mỹ đề cập nhiều nhất”. Điều này sẽ giúp Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất nếu tận dụng tốt làn sóng đầu tư sắp tới.
Trong khi nhiều quốc gia rơi vào suy thoái kinh tế do COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục có những bước đi vững chắc hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế.
Đáng chú ý, ngày 8/6, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), có hiệu lực từ ngày 1/8. Đồng thời, Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với hy vọng sẽ ký kết FTA này trước năm 2021.
Tất cả những thành tựu này làm nên “điểm sáng” trong tình hình hiện nay, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam được kỳ vọng sẽ thu được nhiều lợi ích từ các FTA này.
Ví dụ, EVFTA giảm thuế đối với các mặt hàng thủy sản, dệt may và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU - những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh đáng kể. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa kinh tế của Việt Nam, giúp nền kinh tế Việt Nam có sức cạnh tranh hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Mặc dù phải hứng chịu rất nhiều hậu quả của đại dịch COVID-19 như nhiều nền kinh tế khác trong khu vực, song những thành tích của Việt Nam cho đến nay rất đáng mừng. Việt Nam chắc chắn là một trong số ít những nước được nhiều hơn mất từ cuộc khủng hoảng mang tên COVID-19.
Chỉ cần duy trì được đà phát triển như hiện nay, Việt Nam sẽ là ngôi sao đang lên trong nền kinh tế toàn cầu và khu vực, mở ra cơ hội trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 như mục tiêu đã đề ra.

Covid-19: Nguy cơ thiệt hại cho nền kinh tế, ứng phó thế nào?

(Kiến Thức) - Covid-19 đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và nền kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy chúng ta ứng xử thế nào để giảm thiệt hại do dịch bệnh?

Tính đến ngày 25/3, dịch bệnh Covid -19 đã lây ra 197 quốc gia, vùng lãnh thổ với 522.614 người mắc, 18.892 người tử vong. Trong đó, châu Âu hiện là khu vực có số mắc và tử vong cao nhất, tiếp đến là châu Á, khu vực Bắc Mỹ (Mỹ và Canada)…
Cập nhật tình hình dịch bệnh từ Bộ Y tế tính đến tối ngày 25/3 cho thấy cho biết, tại Việt Nam đã ghi nhận 141 trường hợp mắc Covid-19. Tính đến 12h trưa nay, có 117 bệnh nhân đang được điều trị tại 16 cơ sở khám, chữa bệnh (85 người Việt Nam, 32 người nước ngoài). Trong đó, 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; 26 bệnh nhân âm tính lần 1, 7 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 2.

Thủ tướng: Cách ly toàn xã hội không phải ngăn cấm giao thông, phong tỏa xã hội

(Kiến Thức) - Thủ tướng cho biết, cách ly xã hội mang ý nghĩa là giữ khoảng cách trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh, giữ khoảng cách người với người, cộng đồng với cộng đồng, không phải là ngăn cấm giao thông, chưa phải phong toả xã hội mà chỉ hạn chế giao thông.

Sáng 1/4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giải thích thêm về cách ly toàn xã hội.
Thủ tướng nói rõ, cách ly xã hội là một tình huống pháp lý không trái pháp luật để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của nhân dân.

Tin mới