Việt Nam từng mua vũ khí của những nước nào?

Ngày 23/5, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama đã chính thức tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.

Hãng thông tấn Tass của Nga đã điểm lại tình hình, liệt kê và phân tích những loại vũ khí mà Việt Nam đã mua của nhiều nước khác nhau từ trước tới nay. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Theo Danh mục đăng ký các loại vũ khí thông thường của LHQ, trong giai đoạn 1995 – 2015, Việt Nam đã mua từ nước ngoài 5 xe tăng, 69 máy bay chiến đấu, 8 tàu hải quân (bao gồm cả tàu ngầm), 143 tổ hợp tên lửa các loại.
Viet Nam tung mua vu khi cua nhung nuoc nao?
 Việt Nam vừa xây dựng, vừa sẵn sàng chiến đấu.
Trong giai đoạn 2011 -2015, Việt Nam đã mua các loại vũ khí với tổng trị giá 4,1 tỉ USD (đứng hàng thứ tám trong các quốc gia nhập khẩu vũ khí trên thế giới, theo đánh giá của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Stockholm), cao gấp 7 lần so với giai đoạn 2006 – 2010.
Vũ khí từ Nga
Theo giới truyền thông, khoảng 90% lượng vũ khí nhập khẩu của Nga có xuất xứ từ Nga. Đáng chú ý nhất là lô tàu ngầm lớp Kilo. Từ năm 2009, Nga đã ký hợp đồng đóng cho Việt Nam một lô tàu ngầm động cơ điện-diezel Kilo-M. Tổng trị giá hợp đồng đạt khoảng 4 tỉ USD, bao gồm cả kinh phí đào tạo đội ngũ nhân sự chỉ huy, chiến sĩ thủy thủ đoàn.
4 chiếc tàu ngầm thuộc hợp đồng này đã được bàn giao cho hải quân Việt Nam, chiếc thứ năm vừa được chuyển tới quân cảng Cam Ranh và chiếc thứ sáu đang được chạy thử nghiệm tại nhà máy.
Tàu ngầm lớp Kilo-M có lượng rẽ nước 3.100 tấn, được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533 mm và tổ hợp tên lửa Club-S, có tầm bắn 300 km và có thể tiêu diệt mục tiêu cả trên biển lẫn trên đất liền.
Từ năm 2006, Nga đã ký hợp đồng đóng mới cho Việt Nam 4 tàu chiến mã hiệu 11661E (phiên bản tàu tuần phòng), trị giá 350 triệu USD/chiếc. Năm 2007, hai nước ký hợp đồng đóng thêm hai chiếc nữa. 2009, hai chiếc đầu tiên đã được bàn giao và đến năm 2013 thì bàn giao thêm hai chiếc. Hai chiếc còn lại sẽ được bàn giao trong năm 2016.
Tàu 11661E có lượng rẽ nước tối đa 2.100 tấn, với vũ khí chính yếu là tổ hợp tên lửa chống hạm 3C24E tầm bắn 130 km, pháo AC-176M cỡ nòng 76 mm, pháo AC-630M cỡ nòng 30 mm và tên lửa chống ngầm RPC-8. Nếu cần, trên tàu có thể bổ sung trực thăng săn ngầm Ka-27.
Hồi giữa thập niên 1990, tại xưởng đóng tàu Vympel (vùng Yaroslavl của Nga) bốn tàu mang tên lửa thuộc dự án 1241RE được đóng cho Hải quân Việt Nam, chi phí không được tiết lộ.
Trong năm 2006, một hợp đồng trị giá gần 1 tỉ USD được ký kết, theo đó Nga đóng cho Việt Nam 2 chiếc tàu tên lửa thuộc dự án 12418 tại Nga và 6 chiếc tương tự tại Việt Nam. Hai chiếc cuối cùng trong dự án này đã được hạ thủy vào ngày 14 và 15/4/2016, hiện đang trong giai đoạn chạy thử.
Tàu tên lửa dự án 12418 có lượng rẽ nước 517 tấn và trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm 3C24E tầm bắn 130 km.
Từ năm 2004 – 2012, Việt Nam đã mua của Nga 24 máy bay tiêm kích Su-30MK2 (tổng trị giá không được tiết lộ).
Năm 2013, Việt Nam mua của Nga 12 máy bay chiến đấu với tổng giá gần 600 triệu USD.
Vũ khí từ Mỹ
Tháng 10/2014, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nới lỏng một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, vốn được thi hành từ năm 1984. Sở dĩ có sự nới lỏng này là do vào thời điểm đó, Trung Quốc bắt đầu gây hấn, tạo căng thẳng ở biển Đông, xâm hại chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Trong tháng 6 năm 2015, Mỹ đã đóng góp 18 triệu USD cho Việt Nam trong việc mua sáu tàu tuần tra do công ty Metal Shark của Mỹ sản xuất.
Vũ khí từ Israel
Trong hai năm 2013 – 2014, Việt Nam đã mua hai trạm radar phát hiện mục tiêu trên không ELM-2288ER do Israel sản xuất.
Năm 2015, Việt Nam mua tổ hợp tên lửa phòng không Rafael SPYDER của Israel.
Giá cả của những thương vụ vũ khí Israel không được tiết lộ.
Vũ khí từ các quốc gia khác
Năm 2006, Việt Nam đã mua 4 máy bay tiêm kích đa năng Su-22 của Ukraine, và năm 2010 đã mua 4 chiếc máy bay huấn luyện của Romania
Năm 2013, Hãng đóng tàu Damen Shipyards Group của Hà Lan đạt được hợp đồng đóng cho hải quân Việt Nam hai tàu hộ tống thuộc dự án SIGMA 9814. Trị giá hợp đồng vũ khí quân sự đạt khoảng 500 triệu euro.
Trong năm 2015, hãng đóng tàu tư nhân Marine Projects Ltd của Ba Lan đã đóng cho hải quân Việt Nam chiếc tàu huấn luyện loại nhỏ mang tên Lê Quý Đôn.
Mời quý độc giả xem video Máy bay bị bắn hạ (nguồn Youtube):

Mỹ tiếp tục nới lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam?

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và các đồng sự sẽ đề nghị nới lỏng thêm lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt nam trong cuộc họp bên lề Shangri-La.

My tiep tuc noi lenh cam van vu khi voi Viet Nam?
Thượng nghị sĩ John McCain và các thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ tại cuộc họp báo bên lề Shangri-la. Ảnh: THANH TUẤN 
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết, trong tuần tới ông và các thượng nghị sĩ sẽ đề nghị nới lỏng thêm lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam trong cuộc họp báo bên lề Đối thoại Shangri-la.

“Giải mã” lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ với VN

Lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam đã có từ lâu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. 

Trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đề nghị phía Hoa Kỳ sớm dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Lệnh cấm vận này đã tồn tại lâu nay, nhưng không phải ai cũng biết rõ về nó.
Năm 1984, Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Quản lý buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR), gồm các quốc gia bị Mỹ từ chối cấp phép bán trang thiết bị vũ khí và dịch vụ quốc phòng.

Không còn tiền mua xe tăng, tên lửa, Quân đội Đức “mạt vận“

(Kiến Thức) -Quân đội Đức dường như không đủ tiền để mua hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến và xe tăng Leopard 2.

Sputnik dẫn nguồn tin báo Bild của Đức cho biết, khó khăn tài chính đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch hiện đại hóa quân đội Đức. Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Đức tiết lộ, kế hoạch mua bổ sung 100 xe tăng Leopard 2 do Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen đề xuất có thể không thực hiện được.

Bên cạnh đó, việc thiếu tiền khiến kế hoạch xây dựng lực lượng không gian mạng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cấu trúc lực lượng không gian mạng của Đức vừa mới hình thành đang phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa chương trình trước khi đi vào vận hành.