Vietcombank đỉnh về lợi nhuận, BIDV đáng ngại nợ xấu, VietinBank tăng dự phòng

(Vietnamdaily) - Quý 2/2023, lợi nhuận của Vietcombank cao nhất, trong khi nợ xấu của BIDV lại đáng ngại nhất.

Đứng đầu về lợi nhuận quý 2/2023 là Vietcombank (HoSE: VCB). Cụ thể, trong quý 2, Vietcombank trích hơn 2.536 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước, do đó lãi trước thuế tăng 25% lên 9.278 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, Vietcombank giảm trích lập dự phòng rủi ro 9% về còn 4.558 tỷ đồng. Nhờ đó lợi nhuận trước thuế hơn 20.499 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ và đạt 48% kế hoạch năm. 

Tính đến cuối tháng 6/2023, tổng tài sản của Vietcombank giảm 6% so với đầu năm, chỉ còn hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng nhẹ 3% lên gần 1,18 triệu tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 7% lên hơn 1,3 triệu tỷ đồng. 

Chất lượng nợ vay của Vietcombank cũng suy giảm khi tổng nợ xấu tính đến ngày 30/6/2023 tăng 25% lên 9.783 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 0,68% của đầu năm lên 0,83%.

Nợ khó đòi đã xử lý của Vietcombank tính đến cuối quý 2 ghi nhận hơn 62.346 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm.

Vietcombank dinh ve loi nhuan, BIDV dang ngai no xau, VietinBank tang du phong
 
Với BIDV (HoSE: BID), trong quý 2/2023, Ngân hàng giảm tới 35% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, về mức 4.192 tỷ đồng. Nhờ đó BIDV thu được 6.942 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 7% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng, BIDV chỉ trích 9.719 tỷ đồng để dự phòng rủi to tín dụng, giảm 30% so với cùng kỳ. Cho nên BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 13.863 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ.

Đến cuối quý 2, tổng tài sản của BIDV xấp xỉ đầu năm ở mức hơn 2,1 triệu tỷ đồng, đây cũng là ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất trong 3 "ông lớn" Nhà nước. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 7% lên gần 1,63 triệu tỷ đồng.

Ở phía nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng 5% lên gần 1,55 triệu tỷ đồng.

Chất lượng nợ vay của BIDV cũng suy giảm khi tổng nợ xấu tại ngày 30/6/2023 hơn 25.970 tỷ đồng, tăng 47% so với đầu năm. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 1,16% của đầu năm lên 1,59%.

Quý 2/2023, VietinBank (HoSE: CTG) dành 6.478 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 10% so cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế cũng khả quan khi tăng 13% lên 6.550 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, VietinBank tăng trích dự phòng rủi ro đến 28% so với nửa đầu năm 2022, dành ra hơn 13.202 tỷ đồng, do đó Ngân hàng lãi trước thuế gần 12.531 tỷ đồng, tăng 8%.

Tính đến cuối quý 2, tổng tài sản của VietinBank tăng nhẹ 3% so với đầu năm, lên hơn 1,86 triệu tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 7% lên gần 1,36 triệu tỷ đồng.

Về phía nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng tăng 5% khi đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng. 

Tổng nợ xấu của VietinBank tính đến 30/6/2023 là gần 17.309 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ từ mức 1,24% của đầu năm lên 1,27%.

Nợ nghi ngờ tăng gấp đôi, VietinBank tăng trích lập dự phòng để xử lý nợ

(Vietnamdaily) - Trong khi Vietcombank và BIDV báo cáo giảm chi phí dự phòng cho quý 1/2023 so với cùng kỳ, thì diễn biến ngược lại tại VietinBank. 

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023 với tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 17 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông ngân hàng mẹ 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 3%.

Lợi nhuận của VietinBank tăng chủ yếu là do thu nhập từ lãi tăng 24,8% (12,66 nghìn tỷ đồng) và thu nhập phí ròng (bao gồm cả lãi từ kinh doanh ngoại hối) tăng 53,9%, bị ảnh hưởng một phần bởi mức tăng 52% trong chi phí trích lập dự phòng (chiếm hơn 6,72 nghìn tỷ đồng).

Vietcombank phát hành 856 triệu cổ phiếu trả cổ tức trong loạt kế hoạch tăng vốn

(Vietnamdaily) - 26/7 là ngày đăng ký cuối cùng của Vietcombank để chốt danh sách trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu tỷ lệ 18,1%, tương ứng phát hành hơn 856,5 triệu cổ phiếu. 

Kế hoạch chia cổ tức này phù hợp với đề xuất đã được cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) hồi tháng 4/2022.

Nguồn để trả cổ tức từ lợi nhuận giữ lại từ năm 2019 sau khi trích lập tất cả các khoản dự phòng bắt buộc và trả cổ tức cổ phiếu và tiền mặt, bên cạnh đó là lợi nhuận giữ lại từ năm 2020 sau khi trích lập tất cả các khoản dự phòng bắt buộc và trả cổ tức tiền mặt (cổ tức năm 2022).