VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Tiếp nối Thái Lan, Lào trở thành điểm đến tiếp theo của dịch vụ thanh toán QR xuyên biên giới do VietinBank tiên phong triển khai.

Lào – Xứ xở hoa champa với nét văn hóa đặc sắc và lối kiến trúc đặc biệt là địa điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách Việt. Với mục tiêu mang lại trải nghiệm tốt hơn cho du khách Việt khi khám phá xứ xở hoa champa, VietinBank đã tiên phong triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR.

Theo đó, khách hàng của VietinBank chỉ cần sử dụng ứng dụng VietinBank iPay và tài khoản thanh toán VND là có thể dễ dàng thanh toán cho các dịch vụ, hàng hóa tại Lào mà không phải mua ngoại tệ từ trước. Hạn mức thanh toán theo giao dịch lên đến gần 500 triệu đồng, đáp ứng nhu cầu mua sắm, du lịch đa dạng của khách hàng. Đặc biệt, khách hàng sẽ được hưởng tỷ giá hết sức ưu đãi khi sử dụng dịch vụ.

VietinBank mo rong thanh toan xuyen bien gioi sang Lao
 
Dịch vụ thanh toán qua mã QR tại Lào của VietinBank hiện đã được 14 ngân hàng của đất nước triệu voi chấp nhận. Danh sách các ngân hàng chấp nhận thanh toán sẽ không ngừng được VietinBank mở rộng trong thời gian tới để ngày càng gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Trước đó, đầu năm 2024, VietinBank đã mang dịch vụ thanh toán QR qua VietinBank iPay đến với Thái Lan. Ước tính, trung bình mỗi tháng có hàng ngàn giao dịch thanh toán qua dịch vụ QR Thái của VietinBank. Bước đầu, các khách hàng đều có phản hồi tích cực khi trải nghiệm dịch vụ. Trên cơ sở các kinh nghiệm triển khai thanh toán xuyên biên giới qua mã QR tại Lào và Thái Lan, VietinBank sẽ tiếp tục nỗ lực tiên phong để phát triển dịch vụ đến nhiều quốc gia khác trong khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc....

VietinBank mo rong thanh toan xuyen bien gioi sang Lao-Hinh-2
 
Để nhận biết các mã QR tại Lào có thể thanh toán qua VietinBank iPay, khách hàng có thể tham khảo các dấu hiệu nhận biết như sau: Mã QR thanh toán sẽ có cả logo của ngân hàng chấp nhận thanh toán, logo của LAPNet – tổ chức chuyển mạch cung cấp dịch vụ tại Lào, và đặc biệt là sẽ không có ảnh của chủ tài khoản (chỉ mã QR cá nhân mới có ảnh của chủ tài khoản). Quý Khách có thể tham khảo các bước hướng dẫn sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR tại Lào với VietinBank iPay.

Giúp người thành bất tử nhờ upload não lên máy tính?

Trở nên bất tử là tham vọng và khao khát của rất nhiều người qua nhiều thời đại và một start-up đang có ý tưởng biến điều đó thành sự thật bằng cách upload não bộ người lên máy tính.

Start-up này có tên là Nectome, với ý tưởng ướp não con người rồi chuyển các kết nối thần kinh thành mã code. Để làm được điều này, Nectome có một công thức đặc biệt và sau khi đã có mã code, não bộ của người đó sẽ được upload lên một hệ thống máy tính riêng. Đương nhiên là việc này chỉ được thực hiện sau khi người đó đã chết.

Những khoản nợ “lạ” được ngân hàng rao bán

VietinBank đang rao bán hàng loạt tài sản, từ nợ vay tiêu dùng đến khách sạn, bất động sản cao cấp, giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài trăm tỷ đồng.

Những khoản nợ “lạ” được ngân hàng rao bán
Một danh sách gồm 396 quyền sử dụng đất tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc, Khánh Hòa, Cần Thơ... là tài sản đảm bảo cần xử lý đang được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) rao bán.

Nghịch lý: Doanh nghiệp BĐS 'thừa tiền' cho CTCK vay hàng nghìn tỷ đồng

SIP là doanh nghiệp bất động sản công nghiệp nổi danh ở khu vực phía Nam, quỹ đất còn lại có thể cho thuê lên tới 1.070ha, cho phép doanh nghiệp này tạo ra dòng tiền 36.533 tỷ đồng trong 10 năm tới.

Nghịch lý: Doanh nghiệp BĐS 'thừa tiền' cho CTCK vay hàng nghìn tỷ đồng
HĐQT CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities, CTS) vừa thông qua Nghị quyết vay vốn ngắn hạn tại CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) với giá trị vay tối đa 2.000 tỷ đồng (bao gồm cả các khoản vay đang còn dư nợ).
SIP là doanh nghiệp bất động sản công nghiệp nổi danh ở khu vực phía Nam. Quỹ đất còn lại có thể cho thuê của SIP lên tới 1.070ha, cho phép doanh nghiệp này tạo ra dòng tiền 36.533 tỷ đồng trong 10 năm tới, theo báo cáo của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC).
Các khu công nghiệp chính hiện nay của Đầu tư Sài Gòn VRG được đặt tại các tỉnh Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Đây đều là các địa phương thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn, mở ra cơ hội tăng trưởng trong dài hạn đối với Đầu tư Sài Gòn VRG.
Nghich ly: Doanh nghiep BDS 'thua tien' cho CTCK vay hang nghin ty dong
VietinBank Securities muốn vay SIP số tiền 2.000 tỷ đồng. 
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, SIP thu về 186,7 tỷ đồng lãi tiền gửi và lãi cho vay. Ở hướng ngược lại, lãi tiền vay của SIP là 41 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, tổng dư nợ vay ngắn và dài hạn của SIP đạt 1.263 tỷ đồng, chủ yếu vay tại Vietcombank - Chi nhánh Thủ Đức (810,1 tỷ đồng), VietinBank - Chi nhánh Đông Sài Gòn (434,3 tỷ đồng) và các ngân hàng khác (18,9 tỷ đồng).
Tính đến ngày 30/9/2023, SIP có 3.420 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và 401 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, chiếm 18,7% tổng tài sản.
Bảng cân đối kế toán còn chỉ ra rằng, SIP còn ghi nhận khoản phải thu 712 tỷ đồng với Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS). Theo thuyết minh báo cáo tài chính của SIP, đây là khoản phải thu về cho vay tín chấp ngắn hạn, có lãi suất từ 6% - 7,3%/năm.
Doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp này còn cho vay CTCP Chứng khoán Cao Su, với số dư tại ngày 30/9 ở mức 2,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, SIP đã trích lập dự phòng toàn bộ đối với khoản cho vay này.
Mặt khác, tại thời điểm cuối quý 3/2023, SIP còn nắm giữ lượng lớn cổ phiếu CTCP Chứng khoán SSI (SSI), với giá gốc ở mức 21,2 tỷ đồng.

Tin mới