Giá vốn hàng bán chiếm đến 19.445 tỷ đồng. Việc kinh doanh dưới giá vốn khiến Vietnam Airlines chịu lỗ gộp 632 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 3.953 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 7% so với cùng kỳ, đạt 240 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 44% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.129 tỷ đồng, chủ yếu do lỗ 781 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá.
Kết quả, HVN báo lỗ thuộc về công ty mẹ đến 2.589 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 1.197 tỷ đồng.
Kết quả này cũng khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của HVN trong quý đầu năm 2020 âm hơn 3.800 tỷ đồng.
Vietnam Airlines báo lỗ gần 2.600 tỷ đồng. |
Trước đó tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội hồi đầu tháng 4, Tổng Giám đốc Dương Trí Thành ước tính trong quý 1 này Vietnam Airlines lỗ 2.383 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất 19.212 tỷ đồng.
Trong giải trình, Vietnam Airlines cho biết đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và trực tiếp đến ngành hàng không toàn cầu nói chung và Vietnam Airlines nói riêng.
Tổng doanh thu và thu nhập khác quý 1 của công ty mẹ giảm 32%, trong đó doanh thu bình quân của hành khách nội địa giảm hơn 29%, của hành khách quốc tế giảm hơn 34%, doanh thu thuên chuyến giảm 49%. Tổng chi phí giảm ít hơn doanh thu nên lợi nhuận đi xuống, dẫn tới thua lỗ.
Các công ty con của Vietnam Airlines cung cấp dịch vụ hàng không như Vacs, Skypec, Viags, … cũng ghi nhận sự sụt giảm trong kết quả kinh doanh, dẫn tới khoản lỗ hợp nhất hơn 2.600 tỷ đồng
Đến cuối quý 1/2020, tổng tài sản giảm 7% so đầu năm, đạt 70.935 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng giảm 5%, đạt 54.993 tỷ đồng. Trong khi đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 66%, ở mức 10.781 tỷ đồng; vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 24.790 tỷ đồng.