Vietnam Airlines lần đầu âm vốn chủ sở hữu

Việc lỗ tiếp hơn 8.400 tỷ đồng khiến Vietnam Airlines bị âm vốn chủ sở hữu, đối diện nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất mới công bố, Vietnam Airlines (HVN) đã ghi nhận lỗ lũy kế lên đến 17.772 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ và lần đầu tiên âm vốn chủ sở hữu hơn 2.750 tỷ đồng.

Mặc dù doanh thu thuần quý II vẫn tăng 9% lên gần 6.537 tỷ đồng, các chi phí cố định lớn khiến doanh nghiệp bị lỗ gộp hơn 3.497 tỷ, cao hơn mức lỗ 2.865 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra nguồn thu tài chính cũng sụt giảm 84% do giảm lãi chênh lệch tỷ giá. Lãi tiền gửi, tiền cho vay bằng 1/5 cùng kỳ. Tổng công ty cũng không còn ghi nhận nguồn thu từ khoản thanh lý, nhượng bán tài sản cố định như cùng kỳ. Điểm sáng hiếm hoi là tiết giảm đáng kể chi phí bán hàng và chi phí tài chính.

Kết quả, hãng hàng không quốc gia tiếp tục báo lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 4.449 tỷ đồng trong quý II, xấp xỉ mức thua lỗ kỷ lục trong quý đầu năm.

Vietnam Airlines lý giải dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến ngành hàng không toàn cầu. Tổng doanh thu của công ty mẹ giảm 26,5% so với cùng kỳ quý II/2020. Ngoài công ty mẹ bị ảnh hưởng, lợi nhuận của các công ty con có liên quan đến dịch vụ cung cấp hàng không cũng giảm mạnh như Veaco, Nasco…

Vietnam Airlines lan dau am von chu so huu
 

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần giảm gần 44% về mức gần 14.000 tỷ đồng. Lỗ sau thuế thuộc công ty mẹ lên đến 8.421 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 5.144 tỷ.

Do thị trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch Covid-19, Vietnam Airlines đã điều chỉnh các chỉ tiêu tài chính năm nay xuống thấp hơn năm ngoái. Trong đó doanh thu hợp nhất dự kiến giảm 11,6% xuống còn gần 37.400 tỷ đồng. Hãng hàng không quốc gia dự kiến lỗ ròng hợp nhất 12.908 tỷ đồng.

Kế hoạch này được xây dựng trên giả định Vietnam Airlines hoàn thành bán 11 tàu bay A321, Chính phủ cho phép mở cửa đón khách đến Phú Quốc, áp dụng hộ chiếu vaccine, hoàn thành giải ngân gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng và có các biện pháp hỗ trợ khác của Chính phủ.

Tổng công ty đang triển khai kế hoạch chào bán 800 triệu cổ phần HVN cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 56,4% với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Đầu tháng 7 vừa qua, hãng hàng không đã ký hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng gồm SeABank, MSB và SHB với tổng số tiền cho vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Việc cho vay tái cấp vốn và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nằm trong gói hỗ trợ 12.000 tỷ được Quốc hội thông qua vào tháng 12/2020.

Theo quy định của Luật Chứng khoán, nếu doanh nghiệp có tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.

Nếu việc chào bán cổ phần không sớm được thực hiện để tăng vốn điều lệ, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines có thể đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HoSE. Mã chứng khoán này đã bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 15/4 và đang được giao dịch quanh vùng giá 21.000 đồng/cổ phần.

Tính đến cuối kỳ báo cáo vừa qua, quy mô tổng tài sản Vietnam Airlines giảm hơn nghìn tỷ đồng về mức 61.255 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền thuần âm trong nửa đầu năm dẫn đến lượng tiền và tương đương tiền của hãng còn 1.289 tỷ đồng, giảm 23% so với đầu năm. Tổng vay nợ tài chính tăng lên 34.462 tỷ, chiếm hơn 56% tổng nguồn vốn.

Máy bay Vietnam Airlines 2 lần gặp sự cố, khách lliên tục bị chuyển chuyến

Nhiều hành khách bức xúc vì chuyến bay của Vietnam Airlines từ Đà Nẵng về Hà Nội tối 14/5 bị delay liên tục, hành khách lên máy bay ngồi chờ 2 tiếng đồng hồ rồi lại đi xuống. Một nửa số hành khách phải ngủ qua đêm tại sân bay.

Hành khách xếp hàng chờ phát bánh mì và nước uống.
 Hành khách xếp hàng chờ phát bánh mì và nước uống.
Chị T.T. - một hành khách trên chuyến bay của Vietnam Airlines (VNA) bay từ Đà Nẵng về Hà Nội vào 20h10 ngày 14/5 cho biết, vé của chị T.T. đi chuyến 20h10 bằng máy bay A321 nhưng sau khoảng 2 tiếng đồng hồ loanh quanh ở đường băng, máy bay vẫn chưa thể cất cánh, đến 10h30 cơ trưởng thông báo chiếc máy bay bị lỗi kỹ thuật, yêu cầu hành khách rời khỏi máy bay đem theo tất cả hành lý và chờ thông báo.

Từ vụ Bamboo tố VNA "chơi xấu": So lương phi công của VNA, VJA, Bamboo

Không chỉ các hãng bay khu vực cạnh tranh từng phi công, các hãng bay Việt cũng sẵn sàng tuyển phi công Việt Nam với mức thu nhập hấp dẫn hơn nhằm thu hút nhân tài, trong bối cảnh ngành hàng không đang khát nhân sự.

Báo Nikkei Asia Review ngày 16/4 có bài viết nhận định về thị trường hàng không Việt Nam đang có sự cạnh tranh gay gắt, với sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ.

Tin mới