Vilico lên phương án sáp nhập GTNFoods, tham vọng đầu tư 1.700 tỷ làm trang trại bò

(Vietnamdaily) - Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2021 được công bố, Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico, VLC) sắp trình cổ đông phương án sáp nhập vào GTNFoods, muốn đầu tư 1.700 tỷ làm trang trại bò thịt, xâm nhập thị trường quy mô 10 tỷ USD,…

Năm 2021, Vilico đặt kế hoạch doanh thu thuần ở mức 7 tỷ đồng, tăng 133% so năm 2020, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt tăng 4% và 3% lên mức 119 tỷ đồng và 113 tỷ đồng.

Theo Báo cáo, trong năm 2020, chỉ tính công ty mẹ, Vilico cho biết doanh thu thuần đạt 3 tỷ đồng, giảm 92%, hoàn thành 75% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 110 tỷ đồng, tăng18%, hoàn thành 155% kế hoạch (71 tỷ đồng).

Song song, Vilico cũng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu để sáp nhập với công ty mẹ hiện tại là GTNFoods. Việc sáp nhập cho phép Vilico thực hiện tăng quy mô vốn mà không phải huy động từ bên ngoài và không làm giảm lưu lượng tiền mặt Công ty. Theo đó, Vilico sẽ phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi lấy toàn bộ 250 triệu cổ phiếu GTN.

Khối lượng và tỷ lệ phát hành cụ thể chưa được thông báo. Dự kiến, toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của GTN sẽ được chuyển giao toàn bộ, nguyên trạng cho Vilico.

Vilico len phuong an sap nhap GTNFoods, tham vong dau tu 1.700 ty lam trang trai bo
 Vilico sẽ sáp nhập GTNFoods.

Theo phương án sáp nhập, Vilico định hướng trở thành đơn vị lớn trong lĩnh vực ngành chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt tại Việt Nam. Doanh nghiệp đánh giá quy mô thị trường thịt Việt Nam khoảng 10 tỷ USD (trong đó mặt hàng trâu/bò là hơn 2 tỷ USD). Xu hướng tăng trưởng thịt trâu/bò 6-7%/năm, gấp đôi thịt heo, gà...

Tổng đàn trâu, bò trong nước gần như không tăng qua các năm, chủ yếu là thịt trâu, bò nhập khẩu. Quy mô thị trường thịt trâu/bò trong nước 500.000 tấn/năm thì nhập nhập khẩu 300.000 tấn/năm. Thịt bò cao cấp, chế biến sẵn nhập khẩu khoảng 60.000 tấn/năm, tăng nhanh qua các năm gần đây. Thị trường thịt bò mát hiện chưa phát triển do thói quen tiêu dùng và hạn chế nhập khẩu.

Vì vậy, công ty chủ trương đầu tư trang trại bò thịt quy mô khai thác 20.000 con/năm với tổng vốn đầu tư không quá 1.700 tỷ đồng. Hình thức đầu tư là tự làm hoặc tìm đối tác có tiềm lực và kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực này để thực hiện dự án.

Tính đến ngày 31/12/2020, Vilico hiện đang quản lý phần vốn đầu tư tại 7 doanh nghiệp: bao gồm 1 Công ty con, 3 Công ty liên kết và 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư dài hạn khác.

Tổng giá trị phần vốn của Vilico đang đầu tư tại các doanh nghiệp (tính theo mệnh giá cổ phần) là hơn 373,3 tỷ đồng. Trong đó, giá trị đầu tư cao nhất tại Công ty con - CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (hơn 340,6 tỷ đồng), chiếm 91,3% tổng nguồn vốn đầu tư của Vilico tại các doanh nghiệp.

GTNfoods đặt kế hoạch thoát lỗ 2020 sau khi thuộc về Vinamilk

(Vietnamdaily) - GTNfoods đặt kế hoạch năm 2020 thoát lỗ sau khi về "chung một nhà" với Vinamilk. Từ thông tin này, cổ phiếu GTN bật tăng khi mở cửa phiên sáng 5/2.

Dự kiến ngày 15/2 tới, đại hội đồng cổ đông của CTCP GTNfoods (HoSE: GTN) sẽ bàn về kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu thuần hợp nhất 2.909 tỷ, giảm 2% và lợi nhuận sau thuế 99 tỷ đồng, khả quan hơn nhiều so mức lỗ 61 tỷ của năm 2019.

Riêng công ty mẹ, GTNfoods dự kiến không có doanh thu năm 2020 nhưng sẽ có lãi sau thuế 71 tỷ đồng, cải thiện so với con số lỗ 144 tỷ đồng cùng kỳ.

Về tay Vinamilk, GTNfoods lên phương án huỷ niêm yết và sáp nhập vào Vilico

(Vietnamdaily) - HĐQT CTCP GTNfoods (GTN) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 với động thái đáng chú ý là việc sáp nhập vào Vilico.

Theo tài liệu, GTNfoods đã trình kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu hợp nhất kỳ vọng đạt 3.073 tỷ đồng, tăng 9% và lợi nhuận sau thuế 244 tỷ đồng, giảm 3% so với năm trước.

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo GTNfoods cũng đề cập đến kế hoạch sáp nhập vào Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico, VLC) và chấm dứt sự tồn tại. Toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của GTNfoods sẽ được chuyển giao toàn bộ, nguyên trạng cho Vilico.