Vinamilk sẽ gặp thách thức tại thị trường sữa khổng lồ của Trung Quốc

(Vietnamdaily) - Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc và việc thiếu hụt các lợi thế cạnh tranh của Vinamilk, VCSC kỳ vọng đóng góp lợi nhuận không đáng kể từ xuất khẩu sang Trung Quốc trong tương lai gần.
 

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức cấp mã giao dịch và cho phép 1 nhà máy của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) được phép xuất khẩu sản phẩm sữa đặc có đường và các loại sữa đặc khác vào thị trường Trung Quốc.

Các nhóm sản phẩm khác như sữa tươi và sữa công thức của Vinamilk hiện đang chờ đợi giấy phép tương tự.

Như vậy, cùng với sản phẩm sữa tiệt trùng và sữa biến đổi của CTCP Chuỗi Thực phẩm TH (TH True Milk) đã được Hải quan Trung Quốc cấp phép trước đó, sản phẩm sữa đặc có đường và các loại sữa đặc khác của Vinamilk cũng sẽ đến được với người tiêu dùng Trung Quốc trong thời gian tới.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng cho biết cơ quan này đang tiếp tục xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu của các nhà máy và công ty sữa khác của Việt Nam.

Vinamilk se gap thach thuc tai thi truong sua khong lo cua Trung Quoc
 Sản phẩm sữa đặc của Vinamilk.

Đây là tin vui cho ngành sữa Việt Nam trong đầu năm 2020, là kết quả của những nỗ lực của các cơ quan quản lý trong việc đồng hành cùng các doanh nghiệp trong thời gian qua.

Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia thì sữa đặc có đường và các loại sữa đặc khác chưa phải là sản phẩm chủ lực của Vinamilk, doanh nghiệp chế biến sữa lớn nhất Việt Nam.

Điều này cho thấy Bộ Nông nghiệp và PTNT vẫn còn nhiều việc phải làm để giúp ngành sữa Việt Nam có được giấy thông hành toàn diện khi đi vào thị trường Trung Quốc, qua đó tận dụng được mức thuế nhập khẩu ưu đãi mà Việt Nam đã đàm phán được với Trung Quốc từ hơn 10 năm trước.

Trung Quốc hiện có mức tiêu thụ sữa lớn thứ 2 thế giới và tiêu thụ bình quân đầu người liên tục tăng. Theo Euromonitor, con số này của Trung Quốc chỉ 22,5 kg sữa/người/năm, cao hơn Việt Nam là 19 kg nhưng thấp hơn các nước khác như Malaysia 26,7 kg, Thái Lan 31,7 kg và Hàn Quốc là 40,1 kg.

Mặc dù nhận được thông tin tích cực như vậy, nhưng Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng thị trường sữa khổng lồ của Trung Quốc sẽ mang lại nhiều thách thức cho Vinamilk.

Bởi thị trường sữa của Trung Quốc có tính cạnh tranh cao và khá tập trung với top 3 công ty hàng đầu (Mengniu, Yili, Bright Dairy) chiếm hơn 50% thị phần trong phần lớn các phân khúc sản phẩm, ngoại trừ sữa công thức, vốn được thống trị bởi các thương hiệu nhập khẩu.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc và việc thiếu hụt các lợi thế cạnh tranh của Vinamilk, VCSC kỳ vọng đóng góp lợi nhuận không đáng kể từ xuất khẩu sang Trung Quốc trong tương lai gần.

Nhận được thông tin tích cực là vậy, song cổ phiếu VNM trong phiên cuối tuần 21/2 chỉ nhích nhẹ gần 2% lên mức 108.500 đồng/cổ phiếu, tính trong 1 quý vừa qua thì lại sụt giảm gần 12%.

Vinamilk hé lộ những con số đáng giá

(Vietnamdaily) - Vinamilk tăng 0,3 điểm phần trăm thị phần trong 9 tháng 2019. Công ty này đang chờ đợi phê duyệt mã sản phẩm để bắt đầu xuất khẩu chính thức sang Trung Quốc.

Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa có cuộc gặp gỡ nhà đầu tư ngày 8/11 với CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM).

Theo VCSC, triển vọng tăng trưởng một chữ số cho cả doanh thu và lợi nhuận của Vinamilk đến từ tăng trưởng tốc độ một chữ số trong ngành, tăng thị phần 0,3-0,4 điểm phần trăm/năm và biên lợi nhuận ổn định với rủi ro thiên về hướng giảm nhẹ.

Chủ tịch Mai Kiều Liên: Tập trung vào Mộc Châu Milk, mở trang trại 4.000 con bò

Mở trang trại với quy mô 4.000 con bò, trên quỹ đất khoảng 200 ha của CTCP Giống bò Sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk), là định hướng sau được bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk (HoSE: VNM) chia sẻ tại phiên họp ĐHCĐ thường niên 2020 của GTNfoods (HoSE: GTN), sáng 15/2.

Nói về chiến lược GTNfood, công ty mẹ của Mộc Châu Milk, sau khi Vinamilk nắm cổ phần chi phối, bà Liên cho biết mục tiêu là để cả 2 cùng phát triển và mở rộng thị trường. Lĩnh vực cốt lõi của Vinamilk chủ yếu là sữa nên những ngành nghề không hiệu quả tại GTNfoods sẽ bán. Sau khi tái cơ cấu, công ty sẽ tập trung vào Mộc Châu Milk, tận dụng kinh nghiệm trong ngành của Vinamilk.

Trước mắt, GTNfoods sẽ khảo sát lại quỹ đất và xây dựng trang trại sữa chất lượng cao, sữa hữa cơ, sữa sạch… Diện tích đất cần phải đủ để bò hoạt động và nghỉ ngơi, đảm bảo nguồn thức ăn khô xanh, cứ 100 ha thì sẽ nuôi 2.000 bò.

Bên cạnh đó, công ty cũng tiến hành nâng cấp máy móc, thiết bị đầu ra để các nhà máy đáp ứng đủ công suất. Hiện nay, với 220 tấn sữa một ngày, nhà máy có thể đáp ứng tương đối nhưng nếu nâng lên 500 tấn sẽ không đủ công suất. Khi thị trường đủ lớn, công ty sẽ xây nhà máy mới để đồng bộ, đảm bảo được hiệu quả và thu hồi vốn.

Với đơn vị khác như Vinatea với quỹ đất cũng rất lớn, định hướng công ty sẽ tập trung sản phẩm để xuất khẩu vì tiêu thụ trong nước khó. “Những gì người dân làm tràn lan thì khó cạnh tranh trong nước”, CEO Vinamilk nói. Tuy nhiên, thứ tự công việc sẽ cần cân nhắc, trước mắt mục tiêu là chấm dứt lỗ, hòa vốn và bắt đầu có lãi. Hiện nay, GTNfoods còn sở hữu khoảng 20% tại Vinatea, sẽ tham gia vào định hướng chiến lược.

Ban lãnh đạo sẽ xây dựng chiến lược 5 năm cụ thể cho toàn công ty và trình cổ đông để tiện theo dõi. "Vinamilk chỉ mới tham gia GTNfoods từ cuối tháng 12 và giờ mới đầu tháng 2 nên chưa thể nói trước quá nhiều", bà Liên nói.  

Chia sẻ thêm kế hoạch, ông Trịnh Quốc Dũng, CEO GTNfoods cho biết sẽ tập trung phát triển đàn bò, tăng số lượng lên gấp đôi, đạt 40.000-50.000 con (bao gồm cả liên kết với các hộ nuôi). Công ty sẽ tăng doanh số thông qua mở rộng thị trường xuống phía nam và xuất khẩu. Sau khi tái cơ cấu năm trước, dù chịu lỗ, công ty đã có nền tảng ổn định để tăng trưởng với sự đồng hành của Vinamilk.

Chu tich Mai Kieu Lien: Tap trung vao Moc Chau Milk, mo trang trai 4.000 con bo

Họp ĐHCĐ thường niên GTNfoods 2020, sáng 15/2.

Bà Mai Kiều Liên là một trong 5 nhân sự mới tham gia vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020 – 2024 của GTNfoods. Đến từ Vinamilk, Giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng Lê Thành Liêm và Giám đốc Phát triển vùng nguyên liệu Trịnh Quốc Dũng cũng trúng cử HĐQT, đại diện nắm giữ 20% vốn GTNfoods mỗi người. Từ đầu năm 2020, ông Dũng là CEO của GTNfoods.

Ông Đỗ Lê Hùng trở thành viên HĐQT độc lập. Ông Hùng đang là thành viên HĐQT độc lập cho nhiều doanh nghiệp như Vinamilk, Dược Hậu Giang, BĐS An Gia, Kho vận miền Nam…Nhân sự duy nhất của HĐQT nhiệm kỳ cũ là ông Nghiêm Văn Thắng - Phó Chủ tịch GTNfoods, Chủ tịch Mộc Châu Milk, Phó Chủ tịch Vinatea…

Sau cuộc họp đầu tiên của HĐQT, bà Mai Kiều Liên, đại diện cho 35% vốn, được bầu làm Chủ tịch GTNfoods nhiệm kỳ 2020-2024.

Với Ban kiểm soát, 2 nhân sự đến từ Vinamilk trúng cử là bà Nguyễn Đức Diệu Thơ và bà Hà Thị Diệu Thu. Thành viên còn lại là bà Cao Thị Hồng, giám đốc chiến lược của GTNfoods, cựu CEO của chứng khoán IB.

Năm ngoái, Vinamilk sau nhiều lần chào mua đã trở thành công ty mẹ GTNfoods khi nắm giữ 75% vốn. Giữa bối cảnh biến động lớn về cổ đông, GTNfoods báo lỗ lũy kế tới cuối năm 2019 là 204 tỷ đồng và qua đó không phân phối lợi nhuận.

Năm 2020, cổ đông GTNFoods thông qua chỉ tiêu doanh thu thuần hợp nhất 2.909 tỷ, giảm 2% và lợi nhuận sau thuế 99 tỷ đồng, gấp 7,6 lần năm trước. Năm trước, công ty lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ 62 tỷ đồng chủ yếu do quý IV lỗ 69 tỷ đồng vì hoạt động thoái vốn tại các công ty con. Công ty thực hiện 89% kế hoạch doanh thu và không hoàn thành kế hoạch lãi 90 tỷ đồng cho cổ đông công ty mẹ.