Vinatex bất ngờ báo lãi gấp đôi lên 1.200 tỷ đồng năm 2021

(Vietnamdaily) - Doanh thu và thu nhập hợp nhất của Vinatex năm 2021 ước đạt 16.436 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.200 tỷ đồng.

Chiều 23/12, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, VGT) họp báo công bố kết quả kinh doanh năm 2021.

Theo đó, ngành dệt may Việt Nam đã vượt qua khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm trước và tăng 0,3% so với năm 2019, thời điểm trước đại dịch.

Doanh thu và thu nhập hợp nhất của Vinatex năm 2021 ước đạt 16.436 tỷ đồng, tăng 10,7% cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ, vượt 70% kế hoạch năm và cao hơn năm 2019 trước đại dịch gần 70%. Các mục tiêu đều vượt kế hoạch.

Vinatex bat ngo bao lai gap doi len 1.200 ty dong nam 2021
 Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu thông tin về kết quả sản xuất, kinh doanh của tập đoàn năm 2021.

Chia sẻ về lý do tăng trưởng mạnh, Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu cho biết: "Quý 1/2021, chúng ta tận dụng tốt cơ hội khi các đối thủ đang đối phó với Covid, giá tốt hơn. Chúng tôi gặt hái từ chiến lược đầu tư nguyên liệu từ 5 năm trước là hệ thống nhà máy sợi các tập đoàn.

Ngành sợi tăng trưởng ngoạn mục và đột biến, doanh thu chiếm khoảng 50% trên doanh thu toàn hệ thống nhưng lợi nhuận ngành sợi đạt trên 50%. Trước kia cơ cấu là ngành may 80% - ngành sợi 20% thì năm 2021 là 50-50 thậm chí 45%-55%.

Ngoài khách quan thị trường nhờ ngành sợi tăng, thì quan trọng nhất là công tác quản trị và điều hành sản xuất của các nhà máy sợi tăng. Năng suất tăng, các nhà máy đó trước đây đạt 900 tấn/tháng thì nay đạt 1.300 tấn/tháng, điều này góp phần vào kết quả ngoạn mục của năm 2021"

Về kế hoạch năm 2022, ông Cao Hữu Hiếu cho biết Vinatex cùng các đơn vị thành viên tiếp tục đẩy mạnh phối hợp xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ sợi - dệt - nhuôm - may, hướng tới trở thành một điểm đến trọn gói cho khách hàng trong ngành dệt may thời trang.

Để thực hiện mục tiêu này, Tổng giám đốc Viantex cho biết đơn vị sẽ tạo liên kết chuỗi sản xuất dệt may. Theo đó, quy hoạch quy mô sản xuất công nghiệp của tập đoàn trong giai đoạn tới, với mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, cung cấp sản phẩm trọn gói và có sự cân bằng tương đối giữa các lĩnh vực. Bên cạnh đó, Vinatex sẽ triển khai các giải pháp về quản trị, về thị trường, khách hàng, đầu tư công nghệ, lao động, đào tạo nhân lực…

Ông Cao Hữu Hiếu cũng tiết lộ một số đơn vị thuộc tập đoàn đã nhận được đơn hàng đến quý 1/2022, có đơn vị đã ký kết đơn hàng đến quý 2/2022.

Vinatex muốn bán 18% vốn một công ty với giá 8,6 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, VGT) vừa lên kế hoạch bán ra toàn bộ 18,02% vốn tại CTCP Đầu tư và Phát triển Bình Thắng.

Theo đó, Vinatex dự kiến chuyển nhượng toàn bộ 576.480 cổ phiếu, tương ứng 18,02% vốn điều lệ tại CTCP Đầu tư và Phát triển Bình Thắng với giá khởi điểm là 15.000 đồng/cổ phiếu. Nếu thoái thành công, Vinatex sẽ thu về số tiền tối thiểu 8,6 tỷ đồng.

Thời gian dự kiến thực hiện bán ra là từ quý 3/2021 trở đi thông qua hình thức chào bán riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư có sự cạnh tranh về giá.

CTCP Đầu tư và Phát triển Bình Thắng được thành lập năm 2004 và hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.

Được biết, Vinatex đang ghi nhận đầu tư vào Bình Thắng với tổng số tiền là 6,3 tỷ đồng, tương ứng chiếm 18,03% vốn điều lệ.

Vinatex lãi quý 3 tăng trưởng gấp 2,8 lần nhờ lĩnh vực sợi

(Vietnamdaily) - Vinatex báo lãi ròng đạt gần 187 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ nhờ sự đóng góp của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, đặc biệt là lĩnh vực sợi.

Quý 3, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, VGT) ghi nhận doanh thu thuần quý 3 tăng 23% đạt gần 4.076 tỷ đồng. Giá vốn tăng nhẹ hơn giúp lãi gộp tăng 87%, đạt hơn 515 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng 87%, lên mức gần 76 tỷ đồng. Các chi phí đồng loạt tăng như chi phí tài chính tăng 13%, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 26% và 24%.