Vinh danh trí thức 2022: GS.TS Lê Hữu Nghĩa

GS.TS Lê Hữu Nghĩa, Chủ tịch Hội Triết học, Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Vinh danh trí thức 2022: GS.TS Lê Hữu Nghĩa
Ngày tháng, năm sinh: 20/9/1947.
Thành tích đạt được
Đóng góp vào công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (35 năm trong đó nhiệm kỳ 2006-2010 là Giám đốc Học viện); đóng góp vào công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của Hội đồng Lý luận Trung ương qua 5 nhiệm kỳ (1 nhiệm kỳ làm Phó chủ tịch thường trực, 2 nhiệm kỳ là Phó chủ tịch, 2 nhiệm kỳ là Ủy viên); đóng góp vào công tác của Tạp chí Cộng sản (Tổng biên tập giai đoạn 2003-2006).
Vinh danh tri thuc 2022: GS.TS Le Huu Nghia
 GS.TS Lê Hữu Nghĩa.
Chủ nhiệm 1 chương trình khoa học cấp nhà nước – Chương trình KX-02/06-10 về “ Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội”. Phó chủ nhiệm chương trình khoa học cấp nhà nước KX-08 về “ Những đặc điểm và xu thế chủ yếu của tình hình thế giới trong hai thập niên đầu thế ký XXI”. Phó chủ nhiệm chương trình khoa học cấp nhà nước KX-10 về “ Đổi mới hệ thống chính trị” giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2005-2010; Ủy viên Ban Chủ nhiệm chương trình khoa học lý luận chính trị KX-04/11-15 của Hội đồng Lý luận Trung ương. Chủ nhiệm 6 đề tài cấp nhà nước nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc. Chủ nhiệm nhiều dự án quốc gia và quốc tế, 2 đề tài hợp tác Việt Nam- Lào, nhiều đề tài cấp bộ. Đã nghiên cứu, viết hàng trăm công trình khoa học được xuất bản thành sách và bài báo đăng ở các tạp chí trong nước và ngoài nước.
Là thành viên Tiểu ban Văn kiện và Ủy viên ban biên tập các Báo cáo Chính trị trình Đại hội X, XI, XII của Đảng. Là Thường trực chuyên trách Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Là thành viên Tiểu ban Tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi điều lệ Đảng trình Đại hội XI. Là Ủy viên Ban chỉ đạo Tổng kết 20 năm đổi mới (1986-2006) và là tổ trưởng Tổ Biên tập Báo cáo tổng kết 20 năm đổi mới. Là Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết 30 năm đổi mới (1986-2016) và Tổ phó Tổ Biên tập Báo cáo Tổng kết 30 năm đổi mới. Là Ủy viên Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2009-2013 và nhiệm kỳ 2014-2019. Đồng thời là Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành Triết học- Xã hội học- Chính trị học 2 nhiệm kỳ trên. Là Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia ( Nafosted) nhiệm kỳ 2009-2014.
Đã hướng dẫn 15 nghiên cứu sinh viết và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Đã giảng dạy cho nhiều lớp cao cấp lý luận chính trị; các lớp dự nguồn cho Trung ương; các lớp bồi dưỡng cho cán bộ cao cấp của Đảng nhân dân cách mạng Lào; các lớp cao học, nghiên cứu sinh; các lớp nghiên cứu nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương v.v.
Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
- Huân chương Độc lập hạng nhất, do Chủ tịch nước ký tặng năm 2015.
- Huân chương Lao động hạng nhì, do Chủ tịch nước ký tặng năm 2001.
- Huân chương Itxala hạng nhất, do Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng năm 2008.
- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng năm 2020.
- Danh hiệu Nhà giáo nhân dân, do Chủ tịch nước ký quyết định ngày 9-11-2010.
- Bằng khen của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu và quản lý khoa học, năm 2016.
- Nhiều huy chương, kỷ niệm chương, bằng khen của các cơ quan, bộ, ban, ngành tặng.

Chân dung tiến sĩ gốc Việt giành giải thưởng Noam Chomsky 2021

Tiến sĩ Trần Lê Hữu Nghĩa là người Việt thứ ba xuất sắc giành giải thưởng Noam Chomsky danh giá trong lễ công bố diễn ra vào ngày 10/12 vừa qua.

Chân dung tiến sĩ gốc Việt giành giải thưởng Noam Chomsky 2021
Giải thưởng Kết nối Toàn cầu Noam Chomsky được đặt theo tên của học giả vĩ đại người Mỹ Noam Chomsky. Noam Chomsky (sinh năm 1928) được coi là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại và là một trong những tác giả được trích dẫn nhiều nhất còn sống. Ông là tác giả của hơn 100 cuốn sách về ngôn ngữ học, chính trị, chiến tranh, truyền thông đại chúng…
Chan dung tien si goc Viet gianh giai thuong Noam Chomsky 2021
 Giải thưởng Noam Chomsky danh giá (Nguồn: Star Scholars)
Giải thưởng Noam Chomsky được công nhận bởi Hiệp hội các nhà nghiên cứu hàn lâm liên quốc gia (Mỹ) vì những đóng góp đặc biệt cho nghiên cứu xuyên biên giới. Hàng năm, giải thưởng này vinh danh những cá nhân ở mọi lĩnh vực trên thế giới có ảnh hưởng sâu sắc đến việc nâng cao dịch chuyển xã hội và dịch chuyển toàn cầu.

Chân dung 3 nhà khoa học Việt giành giải thưởng danh giá Noam Chomsky

Việt Nam vinh dự khi có tới 3 nhà khoa học đã nhận được giải thưởng danh giá này gồm PGS.TS Trần Xuân Bách, PGS.TS Trần Thị Lý và Tiến sĩ Trần Lê Hữu Nghĩa.

Chân dung 3 nhà khoa học Việt giành giải thưởng danh giá Noam Chomsky
 PGS. Trần Xuân Bách - Nhà khoa học Việt đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky
PGS. Trần Xuân Bách (sinh năm 1984) hiện là Phó Trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế tại Đại học Y Hà Nội, là nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng Noam Chomsky Ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu 2020. Được biết đến là một trong những PGS trẻ tuổi nhất tại Việt Nam, Trần Xuân Bách đã có rất nhiều nghiên cứu đổi mới y tế và củng cố các hệ thống y tế toàn cầu. Bên cạnh đó là nhiều giải thưởng nghiên cứu trong nước và quốc tế, bao gồm Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Nghiên cứu AIDS của ĐH Johns Hopkins, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2016.
Chan dung 3 nha khoa hoc Viet gianh giai thuong danh gia Noam Chomsky

Trần Xuân Bách - Nhà khoa học Việt đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky

PGS.TS Trần Thị Lý – Người sở hữu công bố quốc tế nhiều nhất lĩnh vực khoa học xã hội

PGS.TS Trần Thị Lý (SN 1975) sinh ra ở Quảng Trị, hiện đang công tác tại khoa Nghệ thuật và Giáo dục, thuộc trường Đại học Deakin, Australia. Chị sở hữu cho mình một kho tàng đồ sộ với hàng trăm công bố khoa học, trong đó nổi bật với các dự án nghiên cứu xuyên quốc gia. Năm 2019, chị là nhà khoa học nữ người Việt có số lượng công bố quốc tế nhiều nhất trong lĩnh vực khoa học xã hội (dựa trên dữ liệu Scopus).

Bắt được vòng tròn lửa ma quái từ vũ trụ khác, chuyên gia rối bời

Hệ thống quan sát thiên văn ASKAP đã bắt được một vòng tròn ma quái rực lửa xuất hiện ở nơi lẽ ra nó không nên tồn tại, khiến các nhà khoa học bối rối.

Bắt được vòng tròn lửa ma quái từ vũ trụ khác, chuyên gia rối bời
Bat duoc vong tron lua ma quai tu vu tru khac, chuyen gia roi boi
Hệ thống quan sát thiên văn ASKAP do Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO - Úc) quản lý đã phát hiện ra vòng tròn lửa ma quái này từ nhiều năm trước. 

Tin mới