Vinh danh trí thức 2022: GS.TSKH. Nguyễn Văn Khang

Quá trình công tác, GS.TSKH. Nguyễn Văn Khang chủ nhiệm nhiều đề tài Nghiên cứu khoa học từ cấp bộ trở lên về động lực học và điều khiển, cơ học kỹ thuật.

GS.TSKH. Nguyễn Văn Khang là Chủ tịch Hội chuyên ngành Động lực học và Điều khiển, thuộc Hội Cơ học Việt Nam, Phó chủ nhiệm khoa kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Cơ điện tử, Khoa Cơ điện tử và ôtô, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Ngày, tháng, năm sinh: 01/10/1942.
Vinh danh tri thuc 2022: GS.TSKH. Nguyen Van Khang
 Chân dung GS.TSKH.Nguyễn Văn Khang
Thành tích đạt được 
Chủ nhiệm nhiều đề tài Nghiên cứu khoa học từ cấp bộ trở lên về: Động lực học và điều khiển các hệ nhiều vật hỗn hợp; dao động và điều khiển các hệ nhiều vật có các phần tử đàn hồi và đàn nhớt cấp phân số; phân tích dao động và điều khiển bám quỹ đạo hệ nhiều vật có các phần tử đàn hồi và đàn nhớt cấp phân số; các đề tài DFG (die Deutsche Forschungsgemeinschaft)
Tham gia một đề tài lớn gồm 3 đề tài nhỏ do Tổ chức Nghiên cứu Đức (The German Research Foundation) tài trợ kinh phí. Đề tài do GS. Uwe Starossek (TU Hamburg-Harburg) chủ trì từ 2008-2014 về Nghiên cứu dao động của cầu dây văng ở Việt Nam và các biện pháp điều khiển dao động cầu dây văng; là chủ trì về phía Việt Nam, với các thành viên đến từ Bộ Giao thông vận tải Việt Nam, một số thành viên Bộ môn Cơ học ứng dụng ĐH Bách khoa Hà Nội, một số thành viện Bộ môn Giao thông thành phố Đại học giao thông vận tải Hà Nội.
Trong 10 năm (2012-2022) là tác giả và đồng tác giả trên 100 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí khoa học uy tín quốc tế và tạp chí quốc gia, trong các tuyển tập các báo cáo khoa học của các Hội nghị khoa học quốc tế và các Hội nghị trong nước. Chủ trì tổ chức nhiều Hội nghị khoa học quốc tế tại Hà Nội. Kết quả các hội nghị được in thành các tuyển tập.
Trong thời gian 2012-2022 là người hướng dẫn chính 06 luận văn tiến sĩ đã bảo vệ; 02 luận án tiến sĩ đang thực hiện; đào tạo kỹ sư và thạc sĩ tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Hàng năm giảng dậy môn học “Động lực học hệ nhiều vật” cho lớp thạc sĩ Cơ điện tử (2 tín chỉ) và 02 môn Cơ học kỹ thuật 1 (2 tín chỉ), Cơ học kỹ thuật 2 (3 tín chỉ) cho lớp Kỹ sư tài năng Cơ điện tử; hướng dẫn nhiều luận văn thạc sĩ Cơ điện tử. Chủ trì đào tạo kỹ sư thực hành Cơ điện tử ở ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Mỗi năm tham gia giảng dạy 06 tín chỉ; tham gia biên soạn các sách giáo khoa viết cho sinh viên.
- Tham gia ủy viên thường vụ Hội Cơ học Việt Nam nhiều khóa, Chủ tịch Hội Động lực học và Điều khiển Việt Nam thuộc Hội Cơ học Việt Nam (30 năm), Ủy viên thường vụ Hội an toàn và vệ sinh lao động (2 khóa); đại diện của Việt Nam trong Hiệp hội Khoa học Máy và Cơ cấu quốc tế; Ủy viên Ban Khoa học của các Hội nghị khoa học quốc tế (tổ chức chu kỳ 2 năm một lần):FToMM International Symposium on Robotics and Mechatronics (ISRM), Asian Pacific Vibration Conference (APVC), IFToMM Asian Conference on Mechanism and Machine Science.
Danh hiệu thi đua
- Nhà giáo nhân dân năm 2012 
* Bài viết nằm trong tuyến bài tuyên truyền về Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2022 (diễn ra ngày 21/05/2022) do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Chân dung tiến sĩ Việt tìm ra dẫn chất mới trong điều trị ung thư

Theo Tiến sĩ Trương Thanh Tùng, việc tìm ra dẫn chất này có thể mang đến một phương pháp điều trị mới an toàn hơn cho bệnh nhân ung thư.

Tiến sĩ Trương Thanh Tùng là một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Việt Nam cũng như trên thế giới với sự nghiệp nổi bật. 
Thành tích ấn tượng
Khi là học sinh THPT, Nhà khoa học quê Hải Dương này từng đạt giải nhì môn hóa tỉnh Hải Dương và giải giải 3 môn hóa trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Anh theo học và tốt nghiệp ngành dược Đại học Dược Hà Nội. Vào năm thứ 3 đại học, anh tham gia nhóm nghiên cứu thuốc mới dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Hải Nam. Khi đó Tùng là sinh viên đầu tiên của trường có công trình công bố trên tạp chí ISI uy tín.
Vào năm 2014, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Trương Thanh Tùng tiếp tục theo học tiến sĩ tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch). Sau đó, anh nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Aarhus (Đan Mạch) rồi sang Mỹ làm trợ lý giáo sư tại Đại học Pittsburgh. Tháng 12/2019, anh về Việt Nam và trở thành giảng viên khoa dược Đại học Phenikaa (Hà Nội).
TS Trương Thanh Tùng tại phòng thí nghiệm. Ảnh: NVCC
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng tại phòng thí nghiệm. Ảnh: NVCC. 

Nữ tiến sĩ từ chối cơ hội ở Nhật, về nước phát triển AI

Nữ tiến sĩ Nguyễn Phi Lê đã từ chối lời mời ở lại làm việc tại Nhật Bản để về nước phát triển sự nghiệp và tập trung nghiên cứu AI. Cô có sự nghiệp ấn tượng.

Nguyễn Phi Lê được nhiều người biết đến là nữ tiến sĩ xuất sắc của Việt Nam. Cô đã từ chối cơ hội trở thành giảng viên chính thức của một đại học lớn ở Osaka, Nhật Bản để trở về Việt Nam. Cô muốn về nước thực hiện khát vọng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giải quyết những bài toán cấp thiết tại quê hương. Hiện tiến sĩ Nguyễn Phi Lê là giảng viên tại trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo Đại học Bách Khoa Hà Nội BK.AI.
Thành tích học tập ấn tượng 

Tin mới