Vinpearl Air chọn Nội Bài làm sân bay căn cứ

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có cuộc họp do Thứ trưởng Lê Anh Tuấn chủ trì về việc thành lập các hãng hàng không mới. Theo đó, Bộ ủng hộ việc thành lập mới cả 2 hãng hàng không Vinpearl Air và Vietravel Airlines. Được biết, Vinpearl Air sẽ chọn Nội Bài làm sân bay căn cứ.

Liên quan đến việc ủng hộ việc thành lập mới cả 2 hãng hàng không Vinpearl Air và Vietravel Airlines, Phó vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng (Bộ GTVT) Lê Thị Thu Hà đề nghị “rà soát lại năng lực đáp ứng của hạ tầng”.

Trong khi đó, đại diện các Vụ Pháp chế cho rằng, tổ chức cán bộ đề nghị làm rõ phương án nhân lực sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh thời gian qua đã xảy ra sự tranh giành quyết liệt nhân lực kỹ thuật cao trong ngành hàng không.

Vinpearl Air chon Noi Bai lam san bay can cu
 

Cũng ủng hộ thành lập hãng hàng không mới, đại diện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho hay, việc Vietravel chọn Phú Bài hay Vinpearl Air chọn Nội Bài làm sân bay căn cứ là khả thi. Tuy nhiên, vị này cũng khẳng định, việc khai thác vào khung giờ vàng, khung giờ đẹp tại 2 đầu Nội Bài và Tân Sơn Nhất là không còn.

Riêng đối với Vietravel Airlines, theo đại diện ACV, do bay thuê chuyến (charter) là chủ yếu nên việc cấp slot tại 2 đầu sân bay này càng khó khăn hơn vì thứ tự ưu tiên cấp slot của chuyến bay charter thấp hơn chuyến bay thường lệ.

Ông Võ Huy Cường - Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, trong giai đoạn đầu, Vietravel chỉ khai thác 3 tàu bay nên nhu cầu về chỗ đỗ không nhiều. Sức ép về cơ sở hạ tầng, chỗ đỗ, sức ép bay đến Nội Bài, Tân Sơn Nhất không phải là lớn. Khi Vietravel phát triển lên 6 tàu, hy vọng khi đó hạ tầng sẽ được cải thiện hơn. Hơn nữa, Vietravel lựa chọn chuyến bay charter vào những giờ không căng thẳng về slot thì vẫn khả thi.

Hiện các hãng hàng không mới cũng đã rút được kinh nghiệm liên quan đến vấn đề nhân sự (phi công và thợ kỹ thuật) và có những chuẩn bị cho mình, ông Cường nêu, Vietravel đã đi trước một bước khi góp vốn vào trường cao đẳng quốc tế Kent - một trường đào tạo nhân lực cho hàng không, trước mắt là tiếp viên, sau này có cả thợ máy và phi công.

“Về tổng thể, dự án Vietravel là phù hợp với quy hoạch, với nhu cầu phát triển của thị trường, phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng hàng không và phù hợp với quy hoạch mạng đường bay”, ông Cường đánh giá.

Với Vinpearl Air, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, ông Đinh Việt Thắng cũng ủng hộ và cho rằng: “Không nghi ngờ gì khả năng của Vingroup trong việc tổ chức hãng hàng không”.

Cũng theo ông Thắng, kế hoạch đưa 5 - 6 tàu bay vào khai thác mỗi năm của Vinpearl Air là hết sức phù hợp. “Về hạ tầng, việc Vinpearl Air lấy Hà Nội làm sân bay căn cứ là hợp lý. Với 6 tàu bay vào năm 2020, 2021 lên hơn 10 tàu, Nội Bài vẫn gánh được”, ông Thắng nói.

Về nhân lực, ông Thắng cũng khẳng định cách tiếp cận thị trường của Vinpearl Air rất nghiêm túc khi đặt vấn đề nhân sự lên đầu tiên với việc công bố mở trường đào tạo trước khi công bố lập hãng. Hiện tại, trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không thuộc Tập đoàn Vingroup cũng đã công bố chính thức tuyển sinh khóa 1 với số lượng dự kiến 400 học viên phi công.

Liên quan đến các vấn đề nêu trên, Thứ trưởng Bộ GTVT, ông Lê Anh Tuấn cũng bày tỏ ủng hộ chủ trương thành lập hãng hàng không Vietravel Airlines và Vinpearl Air, tất cả các doanh nghiệp có quyền kinh doanh trong các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. Tuy nhiên, hàng không là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp khi tham gia sẽ phải đáp ứng đúng, đủ các điều kiện theo yêu cầu.

"Đã xây dựng dự án thì làm thế nào phải khả thi. Đã quyết định tham gia vào thị trường là phải chấp hành nghiêm các quy định", Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air

(Vietnamdaily) - Tập đoàn Vingroup quyết định thành lập Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air và hãng hàng không cùng tên. Đây là hãng hàng không thứ 6 của Việt Nam. 

Ngày 9/7, Tập đoàn Vingroup ra thông cáo chính thức về việc thành lập hãng hàng không. Theo tập đoàn này, nhằm đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không dân dụng Việt Nam và khu vực; góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực phi công và kỹ thuật bay, Tập đoàn Vingroup quyết định mở trường đào tạo phi công và - thợ máy.

Bên cạnh đó, Vingroup cũng đào tạo các nhân sự khác trong ngành hàng không như huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy; huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không; quản trị hàng không, kinh tế vận tại hàng không và kỹ sư máy bay…

Ty phu Pham Nhat Vuong thanh lap Trung tam huan luyen bay Vinpearl Air
 

Để triển khai chủ trương trên, Vingroup đã ký kết thoả thuận hợp tác với CAE Oxford Aviation Academy - tổ chức đào tạo hàng không hàng đầu thế giới - thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao Ngành Hàng Không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt nam.

Trong đó, VinAviation School đào tạo phi công, thợ máy cơ bản theo tiêu chuẩn CAAV và tiêu chuẩn quốc tế được FAA và IASA công nhận tại Việt Nam; chỉ tiêu dự kiến là 400 phi công và thợ máy/năm.

Vinpearl Air đào tạo huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy, huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không khác. Riêng nhóm ngành quản trị hàng không, kinh tế vận tại hàng không và kỹ sư máy bay sẽ do trường đại học VinUni đảm nhiệm.

Phát biểu về việc này, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết: Tình trạng khan hiếm phi công và kỹ thuật bay đang diễn ra không chỉ Việt Nam mà trên khắp thế giới.

Mức lương trong ngành này rất cao, từ 100 triệu đồng trở lên với phi công bay thương mại và 200 triệu đồng trở lên với cơ trưởng - giáo viên, trong khi thời gian đào tạo chỉ từ 18-21 tháng.

Vì thế Vingroup đặt mục tiêu góp phần giải quyết được bài toán khan hiếm phi công trong nước, đồng thời tiến tới xuất khẩu phi công ra thế giới, nhằm tham gia phát triển các nguồn lực quốc gia, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ.

Ông Al Contrino, đại diện CAE nói: “Chúng tôi tin tưởng ý chí mạnh mẽ của Tập đoàn Vingroup và kinh nghiệm của Tập đoàn CAE sẽ giúp dự án gặt hái được thành công trong thời gian ngắn”.

Việc tuyển sinh dự kiến sẽ được tiến hành ngay trong tháng 8/2019.

Ngoài ra, đại diện Tập đoàn Vingroup cho biết tập đoàn này vừa thành lập Công ty Vinpearl Air có vốn điều lệ 1.300 tỉ đồng.

Trước đó, ngày 29/5, phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch - đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp đăng ký thay đổi cho Công ty CP Phát triển thương mại và dịch vụ VinAsia đổi tên thành Công ty CP Hàng không Vinpearl Air.

Vinpearl Air có 3 cổ đông sáng lập gồm Công ty CP Phát triển du lịch VinAsia góp vốn 45%, ông Hoàng Quốc Thủy góp vốn 30% và ông Phạm Khắc Phương góp vốn 25%. Ông Phạm Khắc Phương từng giữ nhiều chức vụ chủ chốt tại Vingroup và Vinpearl.

Hiện tại, cả nước đang có 5 hãng hàng không trên thị trường, gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Jetstar Pacific Airlines, Vasco Airlines.

Công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tuyển 400 học viên phi công và kỹ thuật bay

(Vietnamdaily) - Ngày 16/8, Trường Đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không, thuộc Tập đoàn Vingroup công bố chính thức tuyển sinh khóa 1 với số lượng dự kiến 400 học viên phi công.

Theo đơn vị, học viên trúng tuyển sẽ được đào tạo trong 26 tháng, có cơ hội liên thông lên Đại học chuyên ngành quản trị Hàng không và được đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp. Ngoài ra, học viên còn được tham gia chương trình hỗ trợ học phí, với mức hỗ trợ tối đa lên đến 50.000 USD/người và được ngân hàng tài trợ tới 75% gói học phí.

Ngay sau khi ký kết với Tập đoàn CAE (Canada) thoả thuận hợp tác đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không, Tập đoàn Vingroup mới đây đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Cao đẳng kỹ thuật khoa học Hàng không Aviator - ACAST (Mỹ) và Học viện đào tạo Phi công – AAPA (Úc). Đồng thời, Trường Đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air công bố chính thức tuyển sinh 400 học viên phi công khóa 1.