Virus corona có tuổi thọ bao lâu, tự hủy diệt trong môi trường nào?

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện sự tồn tại của nCoV ở môi trường ngoài cơ thể. Trong điều kiện bên ngoài như vậy, virus corona có “tuổi thọ” bao lâu và có thể tự hủy diệt trong môi trường nào?

Virus corona có tuổi thọ bao lâu, tự hủy diệt trong môi trường nào?
Chủng mới của virus corona 2019-nCoV được chuyên gia dịch tễ học tại trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Quảng Châu (Trung Quốc) phát hiện trên tay nắm cửa tại nhà bệnh nhân nhiễm virus.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát hiện nCoV ở môi trường bên ngoài, trước đó các nghiên cứu cho thấy virus chủ yếu thông qua đường nước bọt. Điều này thực sự đáng lo ngại, bởi nguy cơ lây nhiễm chéo từ việc tiếp xúc trực tiếp các vật dụng khiến dịch bệnh có thể lây lan mạnh hơn chúng ta tưởng.
Hiện các chuyên gia đã đưa axit nucleic của nCoV tìm thấy trên tay nắm cửa về phòng thí nghiệm trung tâm để tiến hành nghiên cứu và đánh giá khả năng “sống” của virus trong môi trường bên ngoài cũng như khả năng lây lan của chúng, “tuổi thọ” của chúng là bao lâu và có thể bị hủy hoại trong điều kiện môi trường thế nào…
Bác sĩ Trương Hoàng Hưng, giảng dạy lâm sàng tại Texas Tech University (TTU), Mỹ, cho hay hiểu biết về virus corona (nCoV) còn rất hạn chế, đa số thông tin được dựa trên "người anh" của chúng là virus SARS năm 2003. Mặc dù chưa có số liệu từ 2019-nCoV, nhưng theo các chuyên gia nhận định, virus corona sống dai không kém SARS.
Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope (California, Mỹ) nhiều người nhận định virus corona sẽ chết khi ở nhiệt độ trên 25 độ C là sai lầm. Bởi cơ thể của con người lúc nào cũng duy trì ở nhiệt độ 37 độ C, lúc sốt có thể lên đến 40 độ C hoặc hơn. Ở nhiệt độ đó virus vẫn có thể sống tốt trong cơ thể vật chủ. Virus chỉ chết trong cơ thể khi hệ miễn dịch của chúng ta nhận biết ra chúng, tấn công tiêu diệt chúng và các tế bào chứa chúng.
TS. Vũ phân tích, bên ngoài môi trường vật chủ, virus sẽ dễ bị chết sớm, thông thường chúng chết chỉ trong vài phút cho đến vài giờ. Tuy nhiên, ở các điều kiện môi trường như nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp, virus có thể kéo dài thời gian sống.
Virus corona co tuoi tho bao lau, tu huy diet trong moi truong nao?
Ảnh nguồn TTXVN 
Các nghiên cứu về khả năng tồn tại trong môi trường của virus gây bệnh SARS, người ta nhận thấy môi trường lạnh và khô (độ ẩm thấp) thì chúng càng sống lâu. Với nhiệt độ 4 độ C, virus sống hơn một tháng trong môi trường.
Ở nhiệt độ phòng 22-25 độ C, độ ẩm 40-50%, virus sống khoẻ tới 5 ngày, sau đó sẽ giảm từ từ. Đây là nhiệt độ và độ ẩm điển hình của một căn phòng có điều hoà nhiệt độ.
Ở nhiệt độ vừa phải 28-33 độ C, độ ẩm không ảnh hưởng tới virus đáng kể, có thể sống trong môi trường tới 4-5 ngày.
Khi nhiệt độ đạt tới 38 độ C và độ ẩm đạt tới 80-90%, virus sẽ giảm mạnh sau 24 giờ. Độ ẩm đạt tới 95%, chúng sẽ giảm nhanh hơn nữa.
Do vậy, đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho những nước có khí hậu nóng ẩm và nhiều nắng như ở Việt Nam trong việc hạn chế thời gian tồn tại của virus này ở môi trường ngoài cơ thể.
Bên cạnh điều kiện thời tiết, các hỗn hợp sát khuẩn chứa 75% alcohol, chất chlrorine và peroxyacetic cũng được công nhận có hiệu quả tốt trong việc tiêu diệt virus này. Biện pháp tốt nhất là rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trong ít nhất 20 giây, sẽ tiêu diệt gần hết mầm bệnh trên tay.
Dùng dung dịch sát khuẩn cũng có hiệu quả diệt khuẩn, nhưng điều khác biệt chủ yếu là thời gian diệt khuẩn. Theo một nghiên cứu gần đây, dung dịch diệt khuẩn phải mất khoảng 3-4 phút mới xuyên qua lớp chất nhầy của đường hô hấp và bất hoạt virus cúm mùa, trong khi rửa tay với xà phòng diệt khuẩn loại bỏ virus ngay lập tức.
Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo người dân, trong điều kiện có nước sinh hoạt thì tốt nhất là nên rửa tay với nước và xà phòng diệt khuẩn, các loại dung dịch diệt khuẩn hay nước rửa tay khô chỉ nên là giải pháp thay thế khi cần nhanh chóng và sự thuận tiện.
 

Điểm danh các tỉnh thành ở Việt Nam có bệnh nhân dương tính virus corona

(Kiến Thức) - Ngoài hai người Trung Quốc đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Nam đã ghi nhận thêm 3 trường hợp dương tính với virus corona, hiện đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa và Bệnh viện Nhiệt đới trung ương.
 

Điểm danh các tỉnh thành ở Việt Nam có bệnh nhân dương tính virus corona
Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại cuộc họp về triển khai nhiệm vụ sau Tết và phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, tính đến 15h20 ngày 30/1, theo kết quả của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, đã phát hiện 3 người Việt Nam nhiễm virus corona.
Một người ở Thanh Hóa đang điều trị tại BV tỉnh Thanh Hóa, 2 trường hợp ở Vĩnh Phúc, hiện đang điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Giải Phóng và cơ sở Đông Anh, Hà Nội. 3 trường hợp này kết quả xét nghiện đều dương tính với virus corona. Đáng nói, cả ba trường hợp này đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc và trên hành trình di chuyển của mình đã tiếp xúc với rất nhiều người.
Diem danh cac tinh thanh o Viet Nam co benh nhan duong tinh virus corona
 Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.
Cụ thể, cả 3 bệnh nhân này trở về Việt Nam ngày 17/1 trên cùng chuyến bay CZ8315 của hãng Southern China.
Người thứ nhất là chị N.T.T., 25 tuổi, ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, khởi phát bệnh ngày 24/1, được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thanh Hoá lấy mẫu ngày 24/1, chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cùng ngày.
Ngày 17/1, bệnh nhân này về Việt Nam bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài, sau đó được công ty đón bằng ôtô, di chuyển về trụ sở tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 23/1, bệnh nhân bắt xe ra bến xe Giáp Bát, Hà Nội và di chuyển bằng xe khách về Yên Định, Thanh Hóa, lúc 18h cùng ngày. Khoảng 22h, người này có biểu hiện sốt, ho.
13h ngày 24/1, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định khám và đươc chuyển xuống điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng tỉnh táo, sốt, ho. Hiện tại, bệnh nhân được được cách ly tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá, trong tình trạng ổn định.
Trong khi đó, anh P.V.C., 29 tuổi, ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, khởi phát bệnh ngày 21/1, được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lấy mẫu ngày 26/1.
Khi có triệu chứng khởi phát ngày 21/1, người này đã đi khám tại phòng khám tư ở huyện Tam Dương, sau đó đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc ngày 23/1.
Bệnh nhân điều trị không khỏi nhập bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Giải Phóng ngày 26/1. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Giải Phóng.
Bệnh nhân N.T.D., nữ, 23 tuổi, địa chỉ huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân khởi phát ngày 25/1 tại nhà, được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lấy mẫu ngày 27/1.
Ngày 25/1, bệnh nhân đi taxi cùng bố đẻ đến nhập viện bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Kể từ khi nhập cảnh vào Việt Nam ngày 17/1 đến khi nhập viện, bệnh nhân tiếp xúc với nhiều người thân, họ hàng.
Như vậy, cùng với 2 trường hợp người Trung Quốc đang điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM thì số ca nhiễm virus corona ở Việt Nam đã nâng lên 5 trường hợp, xuất hiện ở các tỉnh thành như TP HCM, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Thanh Hóa.
Trước đó, Bộ Y tế cũng có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về phối hợp tuyên truyền, giám sát và điều tra ổ dịch Viêm đường hô hấp cấp. Theo Bộ Y tế, các địa phương có dễ bùng phát virus corona bao gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Kiên Giang.
Theo đó, 11 tỉnh thành này phải giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của khách du lịch, người lao động đến từ các khu vực đang có dịch virus corona mới tại Trung Quốc trong vòng 14 ngày. Nếu phát hiện trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế khám, điều trị và báo cáo đến cơ quan y tế.
Các tỉnh, thành phố này phải lập danh sách những người bị ốm, những người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét để tổ chức cách ly tạm thời ngay, nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến sáng 30/1 Việt Nam ghi nhận 97 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới (nCoV). Trong đó, 65 trường hợp xét nghiệm âm tính với virus nCoV, 32 trường hợp còn lại tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ.

6 bước cha mẹ nên làm để giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng cúm corona

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh từ virus cúm corona, bởi vậy cha mẹ cần phải có những biện pháp tăng sức đề kháng, tránh cho trẻ nguy cơ lây nhiễm.

6 bước cha mẹ nên làm để giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng cúm corona
6 buoc cha me nen lam de giup tre tang suc de khang, phong cum corona
1. Rửa tay cho con sạch sẽ bằng xà phòng: Thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng và hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi, dụi mắt, bảo trẻ không chạm vào bề mặt đồ vật ở khu vực công cộng. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiểu và sau khi chạm vào những đồ vật không sạch sẽ. Ảnh: Unsplash. 

10 cách tăng cường hệ miễn dịch để phòng virus corona

(Kiến Thức) - Ngủ đủ giấc, ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C, vệ sinh cá nhân sạch sẽ... là những nguyên tắc "vàng" giúp mỗi người tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa virus corona tấn công.

10 cách tăng cường hệ miễn dịch để phòng virus corona
10 cach tang cuong he mien dich de phong virus corona

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là một trong những thói quen quan trọng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa virus corona. Việc tập thể thao đều đặn sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những người tập luyện thể chất từ 5-6 ngày/tuần sẽ ít bị cảm lạnh và đau họng hơn so với những người không tập.

10 cach tang cuong he mien dich de phong virus corona-Hinh-2
Nếu bạn không có thời gian để tập thể dục với cường độ cao, hãy dành ra 30 phút để đi bộ hàng ngày. Đi bộ thường xuyên có tác dụng tương đương với việc tập thể dục, giúp giảm stress và quá trình oxy hóa, làm tăng tuần hoàn các tế bào miễn dịch.
10 cach tang cuong he mien dich de phong virus corona-Hinh-3
Ngủ đủ giấc: Khi ngủ đủ giấc, cơ thể ta sẽ sản sinh ra chất meletonin, có tác dụng ức chế hàm lượng estrogen, làm giảm khả năng mắc bệnh. Bên cạnh đó, một giấc ngủ sâu sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, tỉnh táo và vui vẻ để bắt đầu một ngày mới tràn đầy sức sống.
10 cach tang cuong he mien dich de phong virus corona-Hinh-4
Bổ sung Vitamin C. Vitamin C là chất giúp chống lại bệnh cúm một cách hiệu quả, có thể rút ngắn thời gian cơ thể nhiễm lạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Vì cơ thể không thể tích trữ vitamin C nên cần phải nạp đều đặn mỗi ngày. Cam, bưởi, kiwi, quýt... là những loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao. Việc thưởng thức thường xuyên những loại trái cây này sẽ góp phần tăng cường miễn dịch cho cơ thể bạn.
10 cach tang cuong he mien dich de phong virus corona-Hinh-5
Vệ sinh cá nhân thường xuyên là thói quen đơn giản, giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa virus corona một cách hiệu quả và . Bạn nên duy trì những thói quen vệ sinh cơ bản hàng ngày như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi hay sổ mũi. 
10 cach tang cuong he mien dich de phong virus corona-Hinh-6

Sử dụng khẩu trang cũng là cách hiệu quả để phòng tránh lây nhiễm. Theo các chuyên gia y tế, các loại khẩu trang y tế thông thường cũng có thể giúp ngăn ngừa virus corona. Loại khẩu trang chuyên dụng N95 chỉ dùng cho nhân viên y tế khi tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

10 cach tang cuong he mien dich de phong virus corona-Hinh-7
Vệ sinh các đồ dùng sạch sẽ: Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, bạn hãy giữ gìn không gian nhà ở, nơi làm việc thật sạch sẽ bằng việc lau chùi. dọn dẹp thường xuyên, đặc biệt đối với những đồ vật bạn hay tiếp xúc trực tiếp.
10 cach tang cuong he mien dich de phong virus corona-Hinh-8
Uống nước đầy đủ là một thói quen có lợi cho sức khỏe cũng như hệ miễn dịch, giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời đảm bảo các tế bào và các cơ quan có đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động đúng chức năng. Viên sủi vitamin C hay nước cam tươi cũng là sự lựa chọn hoàn hảo, giúp bạn bù lại lượng nước đã mất, đồng thời là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể bạn.
10 cach tang cuong he mien dich de phong virus corona-Hinh-9
Bổ sung vitamin D: Nếu có lượng vitamin D thấp trong máu, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, ung thư và tim mạch cao hơn. Do đó, một trong những cách đơn giản giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chính là phơi nắng sớm.
10 cach tang cuong he mien dich de phong virus corona-Hinh-10
Uống trà xanh là một thói quen tốt, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bạn. Trong lá trà xanh có chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.
10 cach tang cuong he mien dich de phong virus corona-Hinh-11
Không hút thuốc lá, rượu bia: Hút thuốc có thể gây ra rất nhiều các loại bệnh, như ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư thận và nhiều di chứng khác. Khi uống rượu, bia cơ thể sẽ tạo ra chất acetaldehyd, gây đột biến trong các tế bào gốc tạo máu, có khả năng gây ra ung thư. Ảnh: Internet. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Tin mới