VN có 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh

Theo khảo sát trên toàn quốc năm 2017 cho thấy Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia. Hiện ở đồng bằng tỉ lệ mang gen bệnh 8-10%, nhưng một số cộng đồng người dân tộc thiểu số, tỉ lệ này có thể tới 50-60%

Phát biểu tại buổi mittinh hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới được tổ chức ngày 8-5 tại Hà Nội, Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu T.Ư Bạch Quốc Khánh cho hay: kết quả khảo sát bước đầu tình trạng mang gen bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) trên toàn quốc năm 2017 cho thấy VN có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia.
Người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh, thành phố, ở tất cả các dân tộc trên toàn quốc. Hiện nay có trên 20.000 người bệnh Thalassemia phải điều trị cả đời và mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia.
Nguyễn Tuấn Anh, học sinh lớp 12 Trường Trần Phú, Hà Nội, chơi bóng với Nguyễn Văn Phú, 9 tuổi, một bệnh nhân Thalassemia - Ảnh: L.ANH
Nguyễn Tuấn Anh, học sinh lớp 12 Trường Trần Phú, Hà Nội, chơi bóng với Nguyễn Văn Phú, 9 tuổi, một bệnh nhân Thalassemia - Ảnh: L.ANH
Chi phí điều trị cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỉ đồng. Mỗi năm cần có trên 2.000 tỉ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị mức tối thiểu và cần có 500.000 đơn vị máu an toàn điều trị cho bệnh nhân.
Tuy bệnh nặng nề như vậy nhưng việc phòng chống để ngăn có thêm những bệnh nhân Thalassemia mới lại chưa được quan tâm đúng mức.
"Nếu cặp vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia sinh con và không có chẩn đoán tiền hôn nhân và chẩn đoán trước sinh, có 25% con sinh ra mắc bệnh, chỉ có 25% con bình thường, số còn lại cũng có những nguy cơ mang gen bệnh.
Hiện ở đồng bằng tỉ lệ mang gen bệnh 8-10%, nhưng một số cộng đồng người dân tộc thiểu số, tỉ lệ này có thể tới 50-60%"- ông Khánh nói với Tuổi Trẻ.

Lần đầu tại VN 2 vợ chồng mang bệnh Thalassemia sinh con khỏe mạnh

Sáng nay 15/9, BVPS TW công bố, lần đầu tiên tại Việt Nam đã có một cặp vợ chồng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh sinh con khỏe mạnh.

GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia cho biết, đây là lần đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam đã tiến hành thành công kỹ thuật chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi (PGD) trong thụ tinh ống nghiệm, loại trừ bệnh lý di truyền tan máu bẩm sinh (Thalassemia).
Lan dau tai VN 2 vo chong mang benh Thalassemia sinh con khoe manh
 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến (thứ 2 từ trái qua) công bố thành tựu y học mới.

Bệnh viện Phụ sản Trung ương triển khai hợp tác với Vinmec Hạ Long

(Kiến Thức) - Từ ngày 1/3/2018, các Giáo sư, bác sỹ đầu ngành của Bệnh viện Phụ sản TW sẽ phối hợp khám, điều trị trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long (Quảng Ninh).

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh trong lĩnh vực sản phụ khoa, ngày 11/2/2018 Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Theo đó, từ năm 2018-2020, hai bên sẽ hợp tác khám, điều trị và cập nhật các phương pháp chuẩn đoán tiến tiến nhất trong lĩnh vực sản phụ khoa.
Từ năm 2018-2020, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long sẽ hợp tác khám, điều trị và cập nhật các phương pháp chuẩn đoán tiến tiến nhất trong lĩnh vực sản phụ khoa.
Từ năm 2018-2020, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long sẽ hợp tác khám, điều trị và cập nhật các phương pháp chuẩn đoán tiến tiến nhất trong lĩnh vực sản phụ khoa. 
Hoạt động đầu tiên của thỏa thuận hợp tác là Bệnh viện Phụ sản Trung ương cử các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 tham gia khám và điều trị trực tiếp cùng các bác sỹ Vinmec Hạ Long từ 1/3/2018.

Tin mới