VN-Index xuống mốc 725 điểm vì cơn lốc bán tháo, nhiều cổ phiếu lớn giảm sàn

(Kiến Thức) - Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên sáng 13/3 tiếp tục giảm sâu, hiện tượng bán tháo xảy ra ngay từ đầu phiên và kéo nhiều mã lớn nằm sàn.
 

Tính đến 10h, VN-Index giảm 44.75 điểm (-5,82%) xuống 724,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 123 triệu cổ phiếu, trị giá 1.929 tỷ đồng.

HNX-Index giảm 3,91 điểm (-3,83%) xuống 98,01 điểm. Tổng khối lượng giao địch đạt gần 30 triệu cổ phiếu, trị giá 283 tỷ đồng.

Như vậy, kể từ sau khi Việt Nam công bố ca nhiễm Covid-19 thứ 17, cũng là ca đầu tiên tại Hà Nội cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Việt Nam đã liên tục lao dốc.

Trong 4 phiên giao dịch tuần này (từ đầu tuần đến phiên thứ Năm), chỉ số VN-Index đã mất hơn 122 điểm, tương ứng giảm 13,77%, HNX-Index giảm gần 12 điểm.

Ngay từ đầu phiên giao dịch, áp lực bán tháo tiếp tục xảy ra, hàng loạt cổ phiếu lớn bị kéo xuống mức giá sàn, trong nhóm VN30 tính đến 10h có đến 15 mã giảm sàn bao gồm VIC, VCB, PLX, VPB, VJC...

Các cổ phiếu nhóm ngành bán lẻ như MWG, PNJ hay FRT cũng bị bán về mức giá sàn ngay từ đầu phiên.

Thậm chí, các cổ phiếu nhóm ngành được cho là hưởng lợi từ dịch bênh như dược và y tế cũng đều lao dốc. Trong đó, AMV, JVC, PME hay DMC đều bị kéo xuống mức giá sàn.

VN-Index xuong moc 725 diem vi con loc ban thao, nhieu co phieu lon giam san
 Chứng khoán trong ngày 13/3 tiếp tục giảm sâu.

Thông tin con trai ông Trần Đình Long – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoà Phát đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu vẫn không thể giúp HPG hồi phục. Hiện tại, cổ phiếu HPG đang giảm 6,49% xuống chỉ còn 18.000 đồng/cp.

VIC, VCB, VHM, BID,… là những mã cổ phiếu kéo giảm VN-Index xuống thấp. Đối với chỉ số HNX-Index thì ACB, VCS, SHB, PVS là những “tội đồ” kéo giảm điểm của chỉ số này.

Trái với xu hướng chung của thị trường, cặp đôi AMD và QCG vẫn là điểm sáng khi nối dài chuỗi ngày nằm trần. Trong đó, AMD xác lập phiên tăng trần thứ 10 và dư mua trần hơn 8 triệu đơn vị ngay từ đầu phiên, còn QCG có phiên tăng trần thứ 12 và dư mua trần gần 1 triệu đơn vị.

Còn trên thị trường thế giới, Dow Jones giảm 2.352,6 điểm, tương đương 9,99%, còn 21.200,62 điểm. Chỉ số này đã giảm mạnh nhất kể từ ngày "thứ Hai đen tối" năm 1987, mất tới hơn 22%.

S&P 500 giảm mạnh 9,5% xuống 2.480,64 điểm, cùng Dow Jones rơi vào thị trường giá xuống, cũng có phiên tồi tệ nhất kể từ năm 1987. Nasdaq Composite mất 9,4%, chốt phiên còn 7.201,8 điểm. 

Chứng khoán thế giới sẽ thế nào trong năm 2019?

(Kiến Thức) - Theo dự báo của các chuyên gia, chứng khoán toàn cầu sẽ còn chứng kiến nhiều đợt  giảm trong năm 2019. Những bấp bênh về thương mại sẽ phủ bóng lên thị trường trong những tháng đầu năm nay. 

Biến động mạnh ở Phố Wall lan rộng khắp thị trường chứng khoán toàn cầu những tháng cuối năm 2018 khiến nhiều chỉ số chìm sâu vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống.
Dựa theo diễn biến này, giới chuyên gia đưa ra những dự báo không mấy khả quan cho thị trường chứng khoán 2019.

Sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng khoán toàn cầu giảm điểm

(Kiến Thức) - Ảnh hưởng từ kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, chứng khoán nhiều thị trường trên toàn cầu lập tức giảm điểm.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch thứ 5 ngày 28/2 khi Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội không đạt thỏa thuận nào.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones giảm 69,16 điểm (-0,27%), đóng cửa ở mốc 25.916 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 7,89 điểm (-0,28%) và đóng cửa ở mốc 2.784,49 điểm, chỉ số Nasdaq Composite giảm 19,48 điểm (-0,27%) và đóng cửa ở mốc 7.097,52 điểm. Cổ phiếu của các hãng công nghệ lớn: Facebook, Apple và Netflix đều giảm hơn 0,5%. Tính đến phiên này, cả S&P 500 và Dow Jones đều đã có ba phiên giảm liên tiếp.

Tin mới