VNM, MSN đồng loạt đảo chiều theo hướng tiêu cực, VN-Index nhích nhẹ

(Kiến Thức) - Về cuối phiên, lực bán có phần gia tăng khiến đà tăng của các chỉ số thị trường đều bị thu hẹp.

Các cổ phiếu trụ nhóm tiêu dùng như VNM, MSN đồng loạt đảo chiều theo hướng tiêu cực. Điều này khiến VN-Index thu hẹp đà tăng. Kết phiên 13/4, VN-Index hiện ở mức 765,79 điểm, tăng 7,85 điểm (1,04%). HNX-Index tăng 0,98 điểm (0,92%) lên 107,16 điểm.

Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc xanh với 21 mã tăng, 5 mã giảm và 4 mã đứng giá. Trong đó, VPB và VRE cùng nhau giữ ngôi vị dẫn đầu với sắc tím, theo sau là mức tăng trên 3% của VJC, MWG, SBT.

Ở phía bên kia chiến tuyến, MSN, VNM, ROS, SSI, PLX xuất hiện sắc đỏ nhưng chỉ lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Sắc xanh bao trùm nhóm ngân hàng, EIB đảo chiều từ giảm hơn 2% lên tham chiếu giúp nhóm ngân hàng được phủ sắc xanh toàn bộ vào cuối phiên chiều.

VPB dẫn đầu biên độ tăng trong nhóm này với 7%, lên gần 20.000 đồng và trắng bên bán.  Cổ phiếu VPB xếp thứ tư trong danh sách các mã đóng góp tích cực nhất vào chỉ số VN-Index.

VNM, MSN dong loat dao chieu theo huong tieu cuc, VN-Index nhich nhe
 Thị trường thu hẹp đà tăng cuối phiên 13/4.

Ở nhóm dầu khí, các cổ phiếu vẫn giao dịch tích cực nhờ hưởng lợi từ việc tăng gía của giá dầu. Cổ phiếu PVX tăng trần; trong khi PVD hồi phục trở lại mốc 10.000 đồng/cp; các mã PVB, POW, GAS, PVS đều tăng mạnh.

Cũng trong hôm nay, POW cho biết tổng sản lượng điện tháng 3 đạt gần 2,1 tỷ kWh, vượt 4% kế hoạch. Doanh thu từ các nhà máy đạt 3.110 tỷ đồng, bằng 98% kế hoạch tháng.

Lũy kế quý 1, POW ghi nhận sản lượng gần 5,27 tỷ kWh, thực hiện 24% kế hoạch năm. Tổng doanh thu từ các nhà máy là gần 7.796 tỷ đồng, thực hiện 23% kế hoạch cả năm. So với cùng kỳ, sản lượng giảm 4% và doanh thu giảm 2%. Phần giảm chủ yếu từ nhà máy Nhơn Trạch 1 và được bù đắp lại từ nhà máy Vũng Áng 1.

Trong tháng 4, POW đặt kế hoạch sản lượng điện dự kiến gần 1,92 tỷ kWh và doanh thu ước hơn 2.980 tỷ đồng. Trong đó, tổ hợp nhiệt điện Cà Mau dự kiến mang về doanh thu lớn nhất với 1.054 tỷ đồng.

Trở lại với thị trường, nhóm bảo hiểm đang thể một bộ mặt vô cùng khởi sắc. BMI và PGI tăng trần. VNR cũng góp vui khi nhảy vọt hơn 3%. Ở chiều ngược lại, PVI xuất hiện sắc đỏ nhưng chỉ lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Ngành thép đang có diễn biến khá tích cực. HSG và HPG bật tăng gần 3%, trong khi NKG nhích nhẹ trên mốc tham chiếu.

Chứng khoán thế giới sẽ thế nào trong năm 2019?

(Kiến Thức) - Theo dự báo của các chuyên gia, chứng khoán toàn cầu sẽ còn chứng kiến nhiều đợt  giảm trong năm 2019. Những bấp bênh về thương mại sẽ phủ bóng lên thị trường trong những tháng đầu năm nay. 

Biến động mạnh ở Phố Wall lan rộng khắp thị trường chứng khoán toàn cầu những tháng cuối năm 2018 khiến nhiều chỉ số chìm sâu vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống.
Dựa theo diễn biến này, giới chuyên gia đưa ra những dự báo không mấy khả quan cho thị trường chứng khoán 2019.

Sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng khoán toàn cầu giảm điểm

(Kiến Thức) - Ảnh hưởng từ kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, chứng khoán nhiều thị trường trên toàn cầu lập tức giảm điểm.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch thứ 5 ngày 28/2 khi Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội không đạt thỏa thuận nào.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones giảm 69,16 điểm (-0,27%), đóng cửa ở mốc 25.916 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 7,89 điểm (-0,28%) và đóng cửa ở mốc 2.784,49 điểm, chỉ số Nasdaq Composite giảm 19,48 điểm (-0,27%) và đóng cửa ở mốc 7.097,52 điểm. Cổ phiếu của các hãng công nghệ lớn: Facebook, Apple và Netflix đều giảm hơn 0,5%. Tính đến phiên này, cả S&P 500 và Dow Jones đều đã có ba phiên giảm liên tiếp.

Tin mới