Ngày 12/12, CTCP Thép Vicasa - Vnsteel (HoSE: VCA) có công văn giải trình về việc cổ phiếu VCA tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ ngày 5/12-11/12; theo yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE). Trước đó, ngày 5/12, VCA cũng đã có công văn giải trình về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 28/11-4/12.
Giải trình về diễn biến trên, VCA cho biết ngày 27/11/2024, Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP (cổ đông lớn sở hữu 65% cổ phần VCA) đã công bố nghị quyết HĐQT phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn tại Thép Vicasa. Sau đó, từ phiên giao dịch ngày 28/11/2024 đến ngày 11/12/2024, cổ phiếu VCA đã tăng trần 10 phiên liên tiếp.
“Giá cổ phiếu VCA biến động hoàn toàn được quyết định bởi cung – cầu của thị trường chứng khoán. Các quyết định của nhà đầu tư liên quan đến cổ phiếu VCA không nằm trong phạm vi kiểm soát của công ty. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn duy trì ổn định, bình thường, không có biến động gì bất thường. Đồng thời, công ty không tham gia, can thiệp hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào có thể gây ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường”, VCA giải trình.
Từ phiên 28/11-11/12, giá cổ phiếu VCA đã tăng trần 10 phiên liên tiếp, từ mức 8,500 đồng/cp lên 16,450 đồng/cp, tương ứng tăng 94%. Mở cửa phiên 12/12, cổ phiếu VCA tiếp tục tăng trần lên mức giá 17.600 đồng/cp. So với phiên 27/11, mã này đã tăng giá gấp đôi.
Liên quan tới kế hoạch thoái vốn, theo công bố, VNSteel dự kiến sẽ thoái toàn bộ 9,87 triệu cổ phần VCA, bắt đầu từ tháng 11/2024 và hoàn tất thoái vốn trong năm nay tới quý 1/2025. Việc thoái vốn Thép Vicasa có thể thực hiện theo hai phương án. Thứ nhất là chuyển nhượng cổ phiếu theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE. Thứ hai là chuyển nhượng cổ phiếu theo phương thức giao dịch ngoài sàn HoSE (chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng thông qua bán đấu giá công khai) bao gồm đấu giá công khai thông thường và đấu giá công khai theo lô.
Ảnh minh họa |
Được biết, VCA có trụ sở tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với ngành nghề kinh doanh liên quan tới sản phẩm thép cán, phôi thép. Địa bàn hoạt động tại miền Nam với các tỉnh thành gồm TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nha Trang và Cần Thơ. Cổ đông lớn nhất tại VCA là VNSteel hiện nắm 65% vốn, là doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất ngành thép với vốn điều lệ gần 6.800 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thép Vicasa còn có một cổ đông lớn khác là CTCP Thép Đà Nẵng nắm 7,14% vốn.
Liên quan tới kế hoạch thoái vốn, theo công bố, VNSteel dự kiến sẽ thoái toàn bộ 9,87 triệu cổ phần VCA, bắt đầu từ tháng 11/2024 và hoàn tất thoái vốn trong năm nay tới quý 1/2025. Việc thoái vốn Thép Vicasa có thể thực hiện theo hai phương án. Thứ nhất là chuyển nhượng cổ phiếu theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE. Thứ hai là chuyển nhượng cổ phiếu theo phương thức giao dịch ngoài sàn HoSE (chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng thông qua bán đấu giá công khai) bao gồm đấu giá công khai thông thường và đấu giá công khai theo lô.
Giá khởi điểm chào bán là 238 tỷ đồng một lô cổ phần, tương đương giá trị thực tế một cổ phần sau thẩm định của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam là 24.158 đồng/cp.
Mặc dù được định giá cao song tình hình kinh doanh của VCA chưa thực sự khởi sắc. Năm 2022, VCA lỗ 6 tỷ đồng, còn năm 2023 lãi 7 tỷ đồng. Những con số này đều rất khiêm tốn so với những năm trước đó.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Thép Vicasa ghi nhận 1.013 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ các chi phí, công ty lỗ ròng 1,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 3,5 tỷ đồng.