Vợ đại gia Trần Qúy Thanh nắm bao nhiêu cổ phần tại Tân Hiệp Phát?

Thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát (Tập đoàn Tân Hiệp Phát) mới đây đã có sự thay đổi nhân sự cấp cao.

Theo đó, bà Phạm Thị Nụ (sinh năm 1957), vợ của ông Trần Quí Thanh trở thành Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát. Người đại diện pháp luật thứ hai của doanh nghiệp này là ông David Riddle, Phó Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật doanh nghiệp này. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thường là chủ tịch Hội đồng quản trị/chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc.
Trước đó, ngày 10/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Quí Thanh (Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát) cùng con gái Trần Uyên Phương (Phó Tổng giám đốc). Một người con khác của ông Thanh là Trần Ngọc Bích cũng bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Động thái trên diễn ra sau khi các cá nhân này bị tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, cưỡng đoạt tài sản là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TPHCM từ tháng 11/2020.
Sau khi ông Trần Quí Thanh và hai con gái bị tạm giam, Tân Hiệp Phát đã có thông báo về việc bổ nhiệm ông David Riddle vào vị trí Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát thay cho ông Thanh. Đồng thời, tại các sự kiện công khai, doanh nghiệp này cũng giới thiệu ông David Riddle trên cương vị Tổng Giám đốc tập đoàn.
Vo dai gia Tran Quy Thanh nam bao nhieu co phan tai Tan Hiep Phat?
 Bà Phạm Thị Nụ và ông Trần Quí Thanh. Ảnh: Internet.
Bà Phạm Thị Nụ thường được nhắc đến trên vai trò vợ ông Trần Quí Thanh. Trên website chính thức của Tân Hiệp Phát không giới thiệu trực tiếp về chức vụ hay hồ sơ của bà Phạm Thị Nụ. Tuy nhiên, bà Nụ được nhắc là có vai trò là người đồng sáng lập nên Tập đoàn Tân Hiệp Phát cùng ông Trần Quí Thanh và cũng là người nắm giữ phần lớn cổ phần tại tập đoàn.
Theo giấy đăng ký kinh doanh, Tân Hiệp Phát được thành lập ngày 27/10/1997, hiện có vốn điều lệ 276 tỷ đồng. Tại Tân Hiệp Phát, bà Phạm Thị Nụ là cổ đông lớn nhất góp 150,4 tỷ đồng, chiếm 54,493% vốn điều lệ. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu của bà Trần Uyên Phương và bà Trần Ngọc Bích lần lượt là 29,384% và 16,123%.
Được biết, Tân Hiệp Phát được ông Trần Quí Thanh thành lập năm 1994. Doanh nghiệp này gây tiếng vang lớn trên thị trường nước giải khát Việt Nam với nhiều sản phẩm nổi bật như nước tăng lực Number One, Trà xanh không độ, Trà thanh nhiệt Dr Thanh...
Hiện Tân Hiệp Phát được xếp vào nhóm thương hiệu hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Theo bảng xếp hạng VNR500, doanh thu của tập đoàn đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Lãnh đạo doanh nghiệp từng kỳ vọng đến năm 2023 sẽ sản xuất hơn 3 tỷ lít đồ uống/năm và doanh số 1 tỷ USD. Hệ sinh thái của tập đoàn xoay quanh các đơn vị chính là công ty mẹ Tân Hiệp Phát tại Bình Dương, Number One Hà Nam, Number One Chu Lai và nhà máy mới Number One Hậu Giang.
Công ty vẫn tập trung cho thị trường chủ lực trong nước khi sản phẩm có mặt ở 63 tỉnh, thành phố. Ngoài ra, Tân Hiệp Phát còn đang xuất khẩu tới 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Nhật, Australia, Canada, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore...

VinaCapital: Ngành dịch vụ logistics của Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới

(Vietnamdaily) - Theo quan điểm của VinaCapital, các doanh nghiệp hấp dẫn nhất trong ngành logistics để đầu tư là những doanh nghiệp cần nhiều vốn hoạt động trong phân khúc có tính phân mảnh. 

Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital vừa có báo cáo phân tích về cơ hội trong ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam. 

Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành dịch vụ logistics phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, ngành này tại Việt Nam vẫn còn phân tán, rời rạc. Điều này mang đến cơ hội hấp dẫn cho các quỹ đầu tư vào công ty tư nhân và các nhà đầu tư khác có khả năng giúp các doanh nghiệp trong nước tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bằng cách áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn quốc tế tốt nhất.

PNJ báo lãi 5 tháng đạt 970 tỷ đồng, biên lãi gộp cải thiện lên 19%

(Vietnamdaily) - Biên lợi nhuận gộp trung bình 5 tháng năm 2023 của PNJ đạt 19%, cao hơn so với mức 17,8% cùng kỳ do sự thay đổi cơ cấu hàng bán.

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 5 tháng đầu năm 2023 với doanh thu thuần đạt 14 nghìn tỷ đồng, giảm 8% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 970 tỷ đồng, cũng giảm nhẹ 3,5%.

Theo PNJ, trong bối cảnh sức mua của nhóm hàng hoá không thiết yếu vẫn thấp hơn 2022 và chưa vào giai đoạn hồi phục, công ty ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tháng 5 lần lượt đạt 2.223 tỷ đồng (-16,8%) và 111 tỷ đồng (-20,8%), giảm so với mức nền cao kỷ lục cùng kỳ 2022. Mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế tháng 5 xấp xỉ tháng 4.