Vợ mê hàng giảm giá, ngụp lặn mua sắm sau giờ làm

Cứ thấy cửa hàng giăng sản phẩm hạ giá thì bất chấp chất lượng thế nào, cô ấy cũng nhào vào xem, rồi không nhịn nổi là mua, tính tiết kiệm bỗng biến đâu mất.

Ngày cuối tuần, từ chối bữa nhậu với đồng nghiệp, tôi về nhà sớm để ăn cơm tối cùng vợ con bởi cả tháng nay toàn đi liên hoan tổng kết. Bước vào đến cổng, thấy nhà cửa tối thui, trong bếp hai đứa con đang gặm bánh mì còn không thấy bóng dáng vợ đâu.
Con bảo: “Mẹ về muộn, nhắn tụi con ăn mì trước, lát về mẹ mua hủ tiếu cho”. Tôi nghĩ vợ đang dở việc cơ quan nên gọi điện báo tôi đã về nấu cơm, không cần mua thêm thức ăn nữa.
Khoảng ba mươi phút sau, vợ tay xách nách mang về nhà, miệng than thở: “Anh mà không gọi là em mua thêm được vài thứ nữa rồi”. Nhìn bộ dạng của vợ, tôi biết cô ấy vừa trở về từ những cửa hàng giảm giá cuối năm.
Vo me hang giam gia, ngup lan mua sam sau gio lam
Cứ độ cuối năm, các cửa hàng vào mùa giảm giá khuyến mãi là vợ lại khuân đủ thứ về nhà. Ảnh minh họa .
Vợ hào hứng soạn hàng lên bàn để khoe chồng con. Nào là áo ấm giảm chỉ còn nửa giá nên tranh thủ lấy luôn ba cái, áo thun của con trai đồng giá quá rẻ mua 10 cái cho bõ công. Rồi thì chén bát giảm giá sốc, cây lau nhà rẻ như cho, giày dép không thể rẻ hơn chỉ tiếc không đủ thời gian lựa chọn.
Đèn bắt muỗi, máy xay đa năng chính hãng mà rẻ như hàng chợ. Thực phẩm, gia vị cũng khuyến mãi quá trời, mua một lần dùng cả năm không hết. Tôi ngao ngán nhìn đống hàng vợ bày với vẻ thích thú như vừa “trúng quả”. Vợ mua nhiều tới mức, tôi đã nấu xong bữa tối mà cô ấy vẫn chưa dọn cất chúng đi hết.
Trong bữa cơm, tôi bảo: “Em mua gì nhiều vậy, nhà mình dùng đâu hết”. Vợ dấm dẳng: “Đàn ông các anh ít tính toán, giờ họ bán giảm giá mua về dùng dần vừa rẻ vừa tiết kiệm. Nội trợ thông minh là phải biết mua khi hàng rẻ”. Câu nói đó vợ cứ lặp đi lặp lại mỗi lần tôi góp ý gần xa về chuyện mua sắm.
Nếu tôi chỉ ra việc mua sắm như thế chẳng tiết kiệm mà còn rất lãng phí là vợ giãy nãy lên không chịu thừa nhận. Bình thường, vợ tôi chi tiêu cũng dè dặt, nhưng rất thích mua hàng giảm giá. Cứ thấy cửa hàng giăng sản phẩm hạ giá thì bất chấp chất lượng thế nào, cô ấy cũng nhào vào xem, rồi không nhịn nổi là mua, tính tiết kiệm bỗng biến đâu mất.
Trong suy nghĩ của vợ, mua như thế rất rẻ nhưng thực tế có những thứ mua về không bao giờ dùng lại thành ra hoang phí. Năm nào cũng vậy, cứ độ cuối năm, các cửa hàng vào mùa giảm giá khuyến mãi là vợ lại khuân đủ thứ về nhà.
Vì mua nhiều quá đâu có dùng hết, có cái không hề đụng được một lần mà đem bỏ. Như áo quần sắm cho con, vợ mua chục cái cùng một kiểu chỉ khác màu mà không quan tâm con thích hay không. Mẹ mua về mà con không dám ý kiến nhưng lặng lẽ nhét trong tủ không mặc. Thành ra mua rẻ nhưng lại không dùng được cũng như không.
Năm nào cũng chừng ấy mặt hàng khuyến mãi, mua nhiều quá thành ra vợ chẳng nhớ cái nào đã có, như vợt muỗi trong nhà đã có vẫn tiếp tục mua vì chỉ cần thấy giảm giá là lấy.
Lãng phí nhất là gia vị nấu ăn, như đường, dầu ăn, nước mắm, bột nệm... Vợ mua về cất trong tủ ăn không hết, đến khi lấy ra đã quá hạn sử dụng phải đổ bỏ. Mà thật ra, “tiền nào của nấy”, không phải hàng giảm giá nào cũng đảm bảo chất lượng.
Có những thứ là hàng hóa tồn kho chất lượng giảm, người bán giảm giá bán cho nhanh chứ đòi đâu ra độ bền, vừa mua về dùng được vài lần đã hỏng thành ra mua rẻ thành đắt.
Từ nay cho đến Tết, khi các cửa hàng còn đổ đống giảm giá thì bố con tôi còn chịu cảnh cơm nước thất thường dài dài, bởi vợ mãi “ngụp lặn” mua sắm sau giờ làm. Góp ý mãi mà vợ không nghe, tôi đâm ra chán, mặc vợ muốn mua gì thì mua. Nói nhiều quá lại trở thành ông chồng “đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành” trong mắt vợ thì khổ.

Thị trường smartphone Việt có bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm Huawei của ông Trump?

(Kiến Thức) - Việc Google ngừng cung cấp một số dịch vụ cho Huawei được đánh giá sẽ ảnh hưởng thị trường smartphone ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì sự tác động này không nhiều.

 

Việc Google ngừng cung cấp phần cứng và một số dịch vụ phần mềm cho Huawei đang là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của giới công nghệ. Trong đó, câu hỏi về thị trường smartphone ở Việt Nam có bị ảnh hưởng hay không được nhiều người đặt ra.

Kinh nghiệm mua đống quần áo thả ga nhưng không "thủng ví"

Với các tín đồ mua sắm thời trang, việc làm sao để mua được cả “đống” quần áo mà không lo cháy túi luôn được quan tâm bậc nhất.

Theo đó, bài viết là những chia sẻ của các tín đồ mua sắm thời trang về cách mua quần áo vừa rẻ, vừa đẹp lại không quá lo lắng về việc “thủng ví”.
Không mua quần áo vào đầu mùa
Đó là chia sẻ của chị Hải Yến Trần (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khi cho rằng thời điểm đầu mùa, các hãng thời trang đều bán giá cao ngất. “Người tiêu dùng thông minh sẽ chọn vào giữa hoặc cuối mùa để mua đồ thời trang”, chị nói.
Chị cho biết thời điểm đầu mùa, quần áo về ít, mẫu mã lại không có nhiều để lựa chọn và cũng không có chương trình khuyến mại lớn. Trong khi đó, khi giữa mùa, cửa hàng nào cũng có nên họ sẽ phải ra mức giá và các chương trình ưu đãi cạnh tranh nhau, giá sẽ rẻ hơn. Còn cuối mùa, các cửa hàng muốn đẩy hết hàng tồn đi để nhập mẫu mã quần áo mới về, họ sẽ ra nhiều khuyến mại “khủng” như: mua 1 tặng 1, giảm giá 50%, 70%...
Không chạy theo xu hướng
Thông thường, các trang phục được nhiều người săn tìm luôn được đẩy giá lên cao. Đặc biệt, những quần áo có thiết kế lạ mắt, hoặc của một nhân vật nổi tiếng nào đang mặc... luôn là tâm điểm tìm kiếm của nhiều bạn trẻ. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều chủ cửa hàng tự ý đẩy giá thành lên cao để có lãi lớn.
“Vì vậy, người mua không nên chạy theo xu hướng thời trang làm gì, tốn kém mà chưa chắc bản thân mặc đã đẹp. Đặc biệt, những trang phục nằm trong xu hướng thường chỉ nổi một thời gian rất ngắn, sau lại chẳng muốn mặc lại. Điều này cũng là một lãng phí trong chi tiêu của bạn. Theo tôi, người tiêu dùng nên lựa chọn trang phục nào phù hợp với bản thân, cũng không sợ bị lỗi mốt”, chị Hải Yến chia sẻ.
Kinh nghiem mua dong quan ao tha ga nhung khong
Với những mẹo chi tiêu này, bạn không lo bị “cháy túi” khi đi mua sắm quần áo.
Tìm cửa hàng giảm giá
Theo chị Trần Thị Hạnh (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội), các cửa hàng thời trang rất nhiều chương trình giảm giá khác nhau. Vào thời gian lễ, tết, cuối mùa, những cửa hàng này đều tung ra khuyến mại để bán được nhiều nhất và muốn xả hết hàng tồn.
Người tiêu dùng cần lựa chọn thời điểm đi mua cho phù hợp sẽ có nhiều ưu đãi, tiết kiệm khoản chi tiêu vào thời trang. “Đợt lễ 2/9 vừa qua, tôi tranh thủ đi mua được khá nhiều quần áo mùa thu, đông với giá không quá đắt đỏ. Chiếc áo khoác gió trước đó giá tận 490.000 đồng nhưng nhân dịp lễ cửa hàng giảm giá 15%. Một chiếc áo thì không đáng là bao nhưng tính ra mua 10 sản phẩm cũng tiết kiệm được khá nhiều tiền rồi”, chị Hạnh bộc bạch.
Thực tế, thời điểm các cửa hàng tung chương trình khuyến mại nhiều nhất thường vào cuối năm và cuối các mùa.
Mua tại cửa hàng quen thuộc
Nhiều cửa hàng sẽ có các chính sách giảm giá cho khách hàng thân thiết bằng cách tích điểm, tặng quà ngày sinh nhật, giảm giá khi mua ngày sinh nhật và tặng voucher cho khách hàng mua nhiều...
Vì thế, việc lựa chọn cửa hàng uy tín, giá cả hợp lý để gắn bó cũng khiến bạn giảm bớt chi tiêu, mua sắm được nhiều món đồ thời trang khác.
Với những mẹo trên, người tiêu dùng có thể tiết kiệm được phần nào trong mua sắm thời trang. Tuy nhiên, bạn cần mua số lượng đủ mặc, không nên mua quá nhiều, vừa chật tủ đồ mà rất lãng phí.

Tin mới