Vô tình nuốt răng giả khi ăn, dị vật thực quản nguy hiểm sao?

Nếu không may nuốt phải dị vật, cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời, không nên áp dụng các "mẹo" dân gian có thể khiến dị vật trôi xuống dưới, gây khó khăn hơn trong việc điều trị.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam cho biết, một nam bệnh nhân 51 tuổi, (ở huyện Thăng Bình) được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nuốt đau, nuốt vướng, đau ngực, khó thở, không ăn uống được.
Qua khai thác bệnh sử người nhà bệnh nhân cho biết, trong lúc ăn, không may bệnh nhân nuốt phải răng giả nên được đưa vào viện.
Tại bệnh viện, qua thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm cấp cứu, chụp cắt lớp vi tính 32 lát cắt nhận định có dị vật đoạn C3-C5 dài 5cm, ngang 3cm, có móc thép.
Vo tinh nuot rang gia khi an, di vat thuc quan nguy hiem sao?

Hàm răng giả được bác sĩ lấy ra từ thực quản bệnh nhân. Ảnh BVCC 

Bệnh nhân sau đó được chuyển vào Khoa Gây mê - Hồi sức. Với sự phối hợp nhịp nhàng của đội ngũ y bác sĩ, ca phẫu thuật nội soi ống cứng đã diễn ra thành công, lấy ra dị vật là cung răng giả sắc nhọn.
Ca nội soi kéo dài khoảng 40 phút, dị vật được lấy ra có kích thước 3x5cm. Do cấu tạo của hàm răng giả có nhiều mấu, bám chặt vào thực quản, gây khó khăn hơn so với các dị vật thông thường khác.

Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, đang được theo dõi và điều trị.

Biến chứng của dị vật đường thở

Dị vật thực quản hay dị vật thức ăn thường là do tai nạn, nếu để lâu nguy cơ tử vong rất cao. Triệu chứng điển hình khi mắc dị vật thức ăn là tắc đường ăn và đường thở, làm cho người bệnh ho sặc sụa, hô hấp khó khăn, hiếm khi xuất hiện trường hợp tử vong ngay lập tức. Đa phần bệnh nhân sẽ cảm thấy vướng và đau họng hoặc cổ tại vị trí sau xương ức, dù nuốt thức ăn hay thậm chí là nước bọt đều có cảm giác đau. Tùy thuộc vào tính chất dị vật và thời gian phát hiện dị vật mà có thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm.

Các triệu chứng của bệnh nhân có thể được chia làm các giai đoạn điển hình là:

- Giai đoạn đầu: Nuốt đau, gặp khó khăn khi ăn uống. Nếu người bệnh cố gắng khạc nhổ hoặc ăn thêm cơm, rau có thể làm tình trạng chuyển biến xấu hơn, không nuốt cũng có cảm giác đau. Trường hợp dị vật thực quản, bệnh nhân sẽ đau ở vùng sau xương ức, đau xuyên qua lưng hoặc lên bả vai,...

- Giai đoạn viêm nhiễm: Thường xảy ra khi dị vật làm tổn thương niêm mạc thực quản hoặc thủng thành thực quản. Nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao khi hóc có cả xương và thịt. Người bệnh sẽ thấy các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực ngày càng tăng sau 1-2 ngày. Nếu để lâu có thể làm cho tình trạng càng nguy hiểm hơn và làm xuất hiện các biến chứng khác.

- Giai đoạn biến chứng: Nguyên nhân là do dị vật có chứa chất hữu cơ, từ đó gây ra viêm nhiễm do vi khuẩn. Tình trạng viêm tấy quanh cổ thường xuất hiện khi dị vật đâm thủng thành thực quản gây viêm thành thực quản lan tỏa, các mô liên kết trở nên lỏng lẻo. Bệnh nhân trong tình trạng sốt cao, suy sụp, nhiễm khuẩn thấy rõ tăng tiết nước bọt, hơi thở hôi.

Viêm trung thất: Nguyên nhân do dị vật đâm thủng thành thực quản. Bệnh nhân sốt cao, thân nhiệt giảm kèm theo đau ngực, khó thở,…

Biến chứng phổi: Có thể do dị vật làm thủng màng phổi gây viêm phế mạc mủ. Từ đó, ta thấy bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng của tràn dịch màng phổi kèm theo sốt cao, đau ngực, khó thở.

Bé gái 13 tháng tuổi bị vắt chui vào hốc mũi

Trước đó khoảng 10 ngày, bé được đưa đi dã ngoại và có tắm suối cùng gia đình. 8 ngày sau, bé chảy máu mũi trái nhiều đợt, đồng thời người nhà phát hiện sinh vật lạ trong mũi của bé.

Vừa qua ekip trực của khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận một bé gái 13 tháng tuổi ngụ tại Bình Thuận trong tình trạng quấy khóc và chảy máu mũi bên trái đã tạm cầm.

Cứu sống "dị nhân" nuốt dao lam, bác sỹ "mò" được đống đồ trong dạ dày

Bệnh nhân là nam, 55 tuổi được chuyển đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức chẩn đoán dị vật thực quản dạ dày, người bệnh tâm thần phân liệt nguy cơ thủng thực quả nguy hiểm tính mạng. 

Cứu sống "dị nhân" nuốt dao lam, bác sỹ "mò" được đống đồ trong dạ dày
Cuu song
Các bác sĩ thực hiện ca gắp dị vật hy hữu cho bệnh nhân (ảnh: BVCC)

Tại bệnh viện truyến dưới, các bác sĩ xác định một chiếc dao lam ở vị trí ngang mức hạ họng, miệng thực quản. Do nguy cơ gây thủng thực quản có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nên bệnh viện đã chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 

PGS.TS Nguyễn Đức Chính, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người trực tiếp phẫu thuật bệnh nhân cho biết qua hình ảnh nội soi, các bác sĩ đã hình dung những “vật dụng” trong dạ dày người bệnh nhưng không ngờ nhiều và lớn đến như vậy. Khi mở dạ dày bệnh nhân thì thấy trong đó rất nhiều các cục dị vật lổn nhổn khác nhau, có cảm giác như 'mò đồ bỏ quên dưới biển'. 

“Từng khối dị vật được đưa ra khỏi cơ thể bệnh nhân, khi thì cái bật lửa, khi thì là viên đá, hòn sỏi, khi là túi nilon, hạt bàng…, hầu hết màu đen do nằm lâu trong dạ dày. Phải mất hàng giờ đồng hồ chúng tôi mới lấy bỏ được toàn bộ các dị vật ra khỏi dạ dày bệnh nhân”, PGS.TS Chính chia sẻ.

Cuu song

Các dị vật được lấy ra khỏi cơ thể nạn nhân (ảnh: BVCC)

Được biết, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tâm thần phân liệt, hoàn cảnh gia đình đặc biệt, có anh là liệt sỹ được trợ cấp nhưng hiện ở với người thân vì bố mẹ đều đã mất. Do vậy, các bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình về việc chữa bệnh, quản lý bệnh nhân sau này, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra nếu bệnh nhân nuốt những vật nguy hiểm.

Cách đây một năm, đã có lần người bệnh cũng nuốt dị vật và đã được phẫu thuật lấy dị vật. Gần đây, người nhà thấy bệnh nhân không chịu ăn, kêu đau vùng cổ nên đã đưa đi khám. 

Trước đó, các bác sĩ của bệnh viện từng tiếp nhận một cháu bé 5 tuổi ở quảng Ninh cũng tự ăn tóc của chính mình. Trẻ vào viện trong tình trạng bứt gần trụi đầu, đau bụng, nôn. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy cả búi tóc cuộn trong dạ dày, nguyên nhân làm trẻ ăn kém và đau bụng thường xuyên.

Trẻ mắc hội chứng “tóc mây “ hay hội chứng Rapunzel hay gặp ở các trẻ gái có rối loạn tâm lý tự bứt tóc mình và nuốt vào dạ dày. Hội chứng Rapunzel được bác sĩ Vaughan ghi nhận và báo cáo trên y văn thế giới lần đầu vào năm 1968. Theo đó, người mắc hội chứng này thường ăn tóc của mình hoặc người khác, thậm chí búp bê, khiến cho tóc bị rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột, lâu ngày gây tắc, thủng ruột.

Người đàn ông 42 tuổi suýt mất mạng do tai nạn khi ăn thịt gà

Nếu không được phẫu thuật kịp thời, người bệnh có thể gặp tình trạng áp xe trung thất, là bệnh lý nhiễm khuẩn gây tổn thương các tạng, nguy cơ dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 42 tuổi suýt mất mạng do tai nạn khi ăn thịt gà

Nam bệnh nhân N.V.L ( 42 tuổi), ở Kim Long, Tam Dương, Vĩnh Phúc được chuyển từ cơ sở y tế tuyến dưới lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với chẩn đoán dị vật thực quản. Bệnh nhân có tiền sử tai biến từ năm 2014, đôi khi khó khăn trong ăn uống và vận động chân tay.

Được biết, khi ăn thịt gà, anh L đã bất cẩn nuốt cả miếng thịt kèm xương lớn và mắc nghẹn ở cổ. Nội soi tại bệnh viện tuyến huyện phát hiện dị vật chiếm hết chu vi lòng thực quản, không thể lấy được bằng dụng cụ.

Tin mới