Voi chiến - 'vũ khí sống' đáng sợ trong chiến tranh cổ đại
Vào thời cổ đại, một số nền văn hóa như Carthage ở Bắc Phi hay Mughal ở Ấn Độ sử dụng voi chiến trong nhiều trận đánh. Những con voi được huấn luyện bài bản trở thành "vũ khí sống" gây thương vong lớn cho quân địch.
Tâm Anh (theo Ancient-origins)
Xem toàn bộ ảnh
Voi chiến là những con voi được con người đào tạo, huấn luyện để sử dụng trong các cuộc chiến tranh thời cổ đại. Theo phóng viên Patrick Winn của The World, voi chiến có thể được chia thành hai loại gồm: voi tham gia vào các trận đánh và voi tham gia công tác hậu cần. Ảnh: Ancient-origins.
Một số nền văn hóa cổ đại đã sử dụng voi chiến như người Carthage ở Bắc Phi hay Mughal ở Ấn Độ. Ảnh: Public Domain.
Những con voi chiến to lớn, hung dữ trở thành đối thủ đáng gờm trên chiến trường mặc dù chúng không phải là bất khả chiến bại. Ảnh: CC BY 3.0/Ancient-origins.
Người ta tin rằng, loài voi được con người sử dụng lần đầu tiên là ở Ấn Độ vào khoảng 4.000 năm trước. Ban đầu, sức mạnh to lớn của chúng được khai thác để phục vụ cho lao động thủ công, chẳng hạn như trong xây dựng, nông nghiệp vận chuyển hàng hóa... Ảnh: Public Domain.
Không lâu sau, con người nhận ra có thể khai thác sức mạnh của loài voi cho mục đích quân sự. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, voi được sử dụng trong các trận chiến đầu tiên có thể là vào khoảng thế kỷ 12 trước Công nguyên. Ảnh: warfarehistorynetwork.
Từ Ấn Độ, việc sử dụng voi chiến bắt đầu lan rộng về phía Tây. Minh chứng là trong trận Gaugamela diễn ra năm 331 trước Công nguyên, nhà vua Ba Tư Darius III đã cho triển khai 15 voi chiến để chống lại đại quân của Alexander Đại đế của vương quốc Macedonia. Ảnh: warfarehistorynetwork.
Đội quân của Alexander Đại đế một lần nữa phải đối mặt với những con voi chiến với số lượng khoảng 85 con của vua Porus vùng Punjab trong trận Hydaspes. Dù giành thắng lợi nhưng quân đội của Alexander cũng phải chịu một số tổn thất nặng nề. Ảnh: Prisma/Universal Images Group via Getty Images.
Trong những thế kỷ sau, voi chiến được nhiều nền văn hóa sử dụng làm "vũ khí sống" trên chiến trường, giúp tiêu hao một phần sinh lực địch, giúp mở đường cho các lực lượng như bộ binh, kỵ binh... xông lên tiến công. Ảnh: Sengai Podhuvan (CC BY-NC-SA)/worldhistory.
Theo thời gian, với sự ra đời của nhiều vũ khí có khả năng sát thương cao, voi chiến không còn được sử dụng làm "vũ khí sống". Tuy nhiên, chúng vẫn được một số nước sử dụng cho mục đích hậu cần quân sự. Trong đó, Anh, Nhật Bản dùng voi trong công tác hậu cần khi diễn ra Thế chiến 2. Ảnh: warfarehistorynetwork.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn vũ khí hủy diệt đán.g sợ của người Hy Lạp cổ đại