Với hơn 3.700 tỷ đồng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo là nữ tướng giàu nhất VN?

(Kiến Thức) - Sau khi ly hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo sở hữu trong tay khối tài sản ước tính hơn 3.700 tỷ đồng, gia nhập nhóm nữ đại gia giàu nhất Việt Nam. 

Với hơn 3.700 tỷ đồng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo là nữ tướng giàu nhất VN?
Tài sản của bà Diệp Thảo thế nào sau phiên phúc thẩm?
Sau 4 năm sóng gió với tiến trình tố tụng kéo dài, ngày 5/12, cuộc ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo cũng đã khép lại với tuyên bố "chấp thuận" của Toà phúc thẩm.
Theo đó, HĐXX công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo, công nhận tự nguyện thỏa thuận các bên. Toà tuyên giao bà Thảo nuôi các con chung; chấp nhận sự tự nguyện của ông Vũ cấp dưỡng cho các con mỗi năm 10 tỷ đồng, tính từ 2013 cho đến khi học xong đại học.
Voi hon 3.700 ty dong, ba Le Hoang Diep Thao la nu tuong giau nhat VN?
 Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhận 3.749 tỷ đồng sau ly hôn. 
Về tài sản, giao cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ quản lý tất cả cổ phần tại các công ty trong Tập đoàn Trung Nguyên. Về bất động sản, tòa giao bà Thảo được sỡ hữu, quản lý, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất gồm 7 bất động sản trị giá 375 tỷ; ông Vũ được quản lý đất và tài sản gắn liền với đất tương đương 6 bất động sản trị giá 350 tỷ.

Video: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi đơn kêu cứu. Nguồn: Zing.

Tòa giao bà Thảo sở hữu tiền, vàng, ngoại tệ đang sở hữu tại các ngân hàng trị giá hơn 1.764 tỷ đồng. Ông Vũ phải thanh toán chênh lệch cho bà Thảo số tiền 1.510 tỷ. Phần tài sản của ông Vũ tại Công ty Trung Nguyên Singapore, tòa cũng ghi nhận sự tự nguyện của ông Vũ trong việc giao cho bà Thảo sở hữu hoàn toàn (được biết phần tài sản này được định giá khoảng 100 tỷ đồng).
Tính tổng tài sản ròng của bà Thảo sau khi ly hôn với ông Vũ lên đến 3.749 tỷ đồng.
Nữ tướng giàu nhất Việt Nam?
Theo con số tạm tính tới tháng 12/2019, người phụ nữ giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chính là bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc hãng hàng không Vietjet Air.
CEO của Vietjet Air sở hữu khối tài sản ròng lên tới 2,5 tỷ USD (theo Forbes). Số tài sản này được tính thông qua số tiền mặt, vàng, ngoại tệ, bất động sản và số cổ phần bà ở hữu tại các công ty của mình. Trong đó, tài sản từ số cổ phần sở hữu tại các doanh nghiệp đã niêm yết của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đạt hơn 37.000 tỷ đồng (tính đến ngày 7/12).
Voi hon 3.700 ty dong, ba Le Hoang Diep Thao la nu tuong giau nhat VN?-Hinh-2
 Một số nữ tướng có tài sản "khủng" nhất Việt Nam.
Với khối tài sản gần 3.800 tỷ đồng sau ly hôn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có thể xếp ở vị trí thứ 4 trong nhóm phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt. Theo các số liệu thống kê tính đến ngày 9/12 vừa qua, khối tài sản của bà Thảo chắc chắn chỉ đứng sau sau bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà Phạm Thu Hương (17.507 tỷ đồng), bà Phạm Thúy Hằng (11.692 tỷ đồng).
Nếu không tính những “nữ đại gia ngầm” (tức phần tài sản không công khai, chưa được định giá) thì bà Diệp Thảo vượt qua rất nhiều nữ doanh nhân quyền lực khác được xếp hạng trên thị trường chứng khoán.
Chẳng hạn như bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn với khối tài sản tương đương 3.146 tỷ đồng khi sở hữu gần 39,6 triệu cổ phiếu VHC.
Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) sở hữu khối tài sản tương đương 1.671 tỷ đồng.
Đai gia thủy sản Chu Thị Bình (Phó Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Thuỷ sản Minh Phú - vợ “vua tôm” Lê Văn Quang) sở hữu 1.346 tỷ đồng. Với khối tài sản sau ly hôn ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Thảo đang giàu gấp đôi nữ đại gia thuỷ sản. 
Mẹ con “nữ hoàng mía đường” Huỳnh Bích Ngọc và Đặng Huỳnh Ức My sở hữu khối tài sản lần lượt là 1.260 tỷ đồng và 1.836 tỷ đồng.
Ngoài những cái tên kể trên, còn có hàng loạt nữ đại gia, doanh nhân đình đám trong làng kinh tế Việt Nam xếp sau bà Thảo về số tài sản sở hữu bao gồm nữ đại gia Đặng Ngọc Lan (vợ bầu Kiên); bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT Đầu tư Thành Thành Công hay bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Quốc Cường Gia Lai…

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo yêu cầu thi hành án, Trung Nguyên đáp trả mạnh mẽ

Sau khi bà Lê Hoàng Diệp Thảo yêu cầu cưỡng chế thi hành án, Tập đoàn Trung Nguyên liền khẳng định quyết định miễn nhiệm khi có phán quyết của tòa án là hoàn toàn đúng với quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo yêu cầu thi hành án, Trung Nguyên đáp trả mạnh mẽ
Sau khi bà Lê Hoàng Diệp Thảo có đơn yêu cầu thi hành án, ngày 5/10, Tập đoàn Trung Nguyên ngay lập tức khẳng định công ty đã tuân thủ phán quyết của tòa và làm đúng với quy định của Luật Doanh nghiệp.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo giàu cỡ nào với hơn 3.000 tỷ được chia?

Với tỷ lệ phân chia 60/40 của tòa án, tổng giá trị tài sản bà Lê Hoàng Diệp Thảo được chia sau vụ ly hôn cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ lên tới hơn 3.000 tỷ đồng.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo giàu cỡ nào với hơn 3.000 tỷ được chia?
Chiều 27/3, phiên tòa xét xử ly hôn của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên là ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã chính thức có kết luận. Theo đó, TAND TP.HCM đã quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo. Đồng thời, tòa ra phán quyết phân chia số tài sản chung của hai vợ, chồng vua cà phê, với tỷ lệ 40:60.

ĐBQH nói về đơn kêu cứu của bà Lê Hoàng Diệp Thảo?

Bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 6/6, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Phó Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) cho biết, ông đã nhận được đơn kêu cứu của bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi tới.

ĐBQH nói về đơn kêu cứu của bà Lê Hoàng Diệp Thảo?
DBQH noi ve don keu cuu cua ba Le Hoang Diep Thao?
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (ảnh quochoi.vn). 
Sau phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ ly hôn của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có gửi đơn kêu cứu tới nhiều cơ quan chức năng, trong đó có gửi tới ông, ông đã xử lý thế nào?
- Khi đơn thư của công dân gửi tới chúng tôi, chúng tôi đều đã xem xét, đặc biệt là đơn khẩn cấp thì việc xem xét càng hết sức nghiêm túc. Đơn của bà Diệp Thảo, chúng tôi đã chuyển đơn đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền của Tòa án.
Việc chuyển đơn được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp và các quy định pháp luật khác có liên quan để đảm bảo tính công lý, tính công bằng cho vụ việc này.
DBQH noi ve don keu cuu cua ba Le Hoang Diep Thao?-Hinh-2
Sau phiên tòa xử vụ ly hôn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã gửi đơn kêu cứu tới nhiều cơ quan chức năng. 

Ông có nói đơn của công dân gửi tới đều được ông nghiên cứu, vậy qua nghiên cứu đơn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo ông thấy có vấn đề gì?

- Tôi đã nghiên cứu và thấy có nhiều vấn đề đặt ra. Thứ nhất, trong đơn bà Diệp Thảo rất phàn nàn và không bằng lòng về hoạt động tố tụng, rồi việc liên quan tới lời khuyên của thẩm phán. Bà Thảo cho rằng còn có lúc bị lừa để thực hiện các việc để hợp pháp hoá cho các vấn đề pháp lý.

Tôi cho rằng đây là vấn đề rất lớn. Trong quá trình xét xử có những vấn đề bộc lộ rất rõ là không bình thường như vấn đề đánh giá các loại chứng cứ và xác định các vấn đề về tài sản. Đối với một vụ án liên quan tới rất nhiều tài sản cần phân chia thì nếu tòa án không làm cẩn thận sẽ nảy sinh những xung đột tiếp theo.

Điểm nữa là tôi thấy băn khoăn nhất chính là việc “toà án tự quyết định thay các đương sự”. Toà án không có thẩm quyền quyết định việc “người này thì được giữ cổ phần, người kia không giữ cổ phần. Bởi vì, cổ phần không chỉ liên quan tới tài sản mà còn liên quan tới quản lý công ty.

Hiện nay theo bà Diệp Thảo cho biết, bà ấy đang bị tước đoạt quyền điều hành công ty theo quy định của pháp luật. Công ty không chỉ là vấn đề tài sản mà còn liên quan tới quyền lực, quyền lực này còn thể hiện tính nội bộ của nó, nhưng lại là một vấn đề thể hiện trước xã hội. Bà Thảo bị tước cả danh hiệu nội bộ lẫn sự ảnh hưởng xã hội và chỉ trở thành người cầm tiền. Như vậy, câu chuyện này là lỗi của tòa án. Chúng ta phải xem xét hết sức thận trọng tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.

Ông có nhìn nhận gì về kết quả phiên toà sơ thẩm hiện nay đã bị Viện Kiểm sát kháng nghị, người liên quan kháng cáo?

- Về bản án sơ thẩm bị đã kháng nghị, tôi cho rằng việc kháng nghị bản án đó không nằm ngoài dự đoán của mọi người. Ở đây không phải là câu chuyện bênh vực ai, mà vấn đề quan trọng là chúng ta phải đứng trung lập để xem xét.

Tôi lấy ví dụ như một điểm mà ai đọc đến trong bản án đó thì cũng thấy rất buồn cười, đó là việc tòa tuyên bà Thảo chỉ được nhận tiền, không được nhận cổ phần, giao hết cổ phần cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Không ai cho phép tòa án được phép tuyên người này chỉ nhận tiền mà không được nhận cổ phần, bởi đấy chính là tài sản của họ. Việc làm như vậy có nghĩa là đã vượt qua cả Hiến pháp và các đạo luật như Bộ luật Dân sự để anh phế bỏ quyền sở hữu tài sản của một công dân.

Vào ngày 6/6, tổ công tác của Cục Thi hành án Dân sự TP HCM đến biệt thự của bà Lê Hoàng Diệp Thảo để cưỡng chế thi hành án, buộc giao trả con dấu và giấy đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên theo bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP HCM. Tuy nhiên, lực lượng chức năng không thể thực thi quyết định cưỡng chế do biệt thự của bà Thảo không mở cửa, ông thấy sao về việc này?

- Việc trả con dấu, việc thi hành án phải theo đúng các quy định của pháp luật, nếu đã có quyết định của toà án (quyết định có hiệu lực) về việc trả con dấu thì phải thi hành.

Tuy nhiên, cần phải hết sức lưu ý trong xem xét các thủ tục thi hành án và những vấn đề có liên quan, thì việc trả con dấu là đúng hay không còn phụ thuộc vào những yếu tố đó nữa, chứ không chỉ căn cứ vào bản án. Cần hết sức lưu ý, việc thi hành bản án có hiệu lực pháp luật là yếu tố bắt buộc nhưng không có nghĩa là người ta thi hành ngay được mà có các yếu tố khác liên quan cũng cần phải xem xét.

Tin mới