Vòng đua cam go tới ghế Tổng thống Hàn Quốc

“Gấp rút, khẩn trương” là những từ được dùng nhiều nhất để mô tả về cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn chưa từng có tiền lệ tại Hàn Quốc lần này.

Vòng đua cam go tới ghế Tổng thống Hàn Quốc
Chỉ trong vòng 60 ngày kể từ khi Tòa án Tối cao ra phán quyết phế truất cựu Tổng thống Park Geun-hye, các ứng cử viên chạy đua vào Nhà Xanh vừa phải đăng ký, vừa phải vận động tranh cử trong một vòng đua có thể coi là hết sức khốc liệt . Lý giải cho điều này, có lẽ chỉ có thể trả lời rằng “xứ sở kim chi” muốn nhanh chóng khép lại những bê bối chính trị đang đẩy nền kinh tế lớn thứ tư châu Á vào tình trạng rối ren và tê liệt trong nhiều tháng qua. Quan trọng hơn, tiến hành bầu cử để khôi phục niềm tin của người dân Hàn Quốc đối với hệ thống chính trị đất nước sau loạt bê bối tham nhũng gây chấn động vừa qua.
Dù diễn ra trong thời gian rất eo hẹp lại có quá nhiều ứng cử viên đăng ký tranh cử, song đến thời điểm gần ngày bầu cử tổng thống Hàn Quốc chính thức 9/5, 13 “vận động viên” trên đường đua đã tạo ra những khoảng cách chênh lệch rõ rệt. Từ dự đoán về một cuộc đua “tam mã”, thậm chí khó đoán định, đến cuối chặng, hai ứng cử viên là ông Moon Jae-in thuộc đảng Dân chủ tự do và ông Ahn Cheol-soo thuộc đảng Nhân dân theo đường lối trung tả đã có phần bứt phá, bỏ xa các ứng cử viên còn lại. Kết quả thăm dò dư luận sau cuộc bầu cử sớm diễn ra trong hai ngày 4 và 5/5 cho thấy tỷ lệ cử tri ủng hộ ứng viên tổng thống Moon Jae- in đã vọt lên mức 42%, cao hơn nhiều đối thủ Ahn Cheol-soo chỉ giành được 18% tỷ lệ ủng hộ.
Vong dua cam go toi ghe Tong thong Han Quoc
Ứng cử viên Moon Jae-In dẫn đầu cuộc đua vào chức Tổng thống Hàn Quốc với tỷ lệ ủng hộ tới 42%, theo kết quả thăm dò dư luận đầu tháng 5/2017. Ảnh: Time 
Tuy nhiên, thực tế chính trị tại Hàn Quốc từ trước đến nay vẫn thường xuất hiện những diễn biến trái chiều so với dự đoán. Chẳng hạn từ chỗ không mấy nhận được sự quan tâm của cử tri khi bắt đầu đăng ký tranh cử, mức tín nhiệm dành cho chính trị gia tay ngang của đảng Nhân dân Ahn Cheol-soo đã tăng vọt, đưa ông lên vị trí thứ 2 trong 3 tuần gần đây. Trong khi đó, ông Hong Chung pio, một cựu công tố viên và là nghị sĩ thuộc đảng Hàn Quốc Tự do theo đường lối bào thủ của cựu Tổng thống Park Geun-hye, cũng có thể là yếu tố gây bất ngờ. Với nỗ lực vận động mạnh mẽ của phe bảo thủ, ông Hong đang bám đuổi rất sát ông Ahn.
Việc ông Moon Jae-in luôn duy trì được tỉ lệ ủng hộ ổn định suốt thời gian qua cũng là điều dễ hiểu vì trong số các ứng cử viên, ông tỏ ra có kinh nghiệm dày dặn và uy tín chính trị cao hơn. Vị luật sư từng là cố vấn cho cố Tổng thống Roh Moo-hyun cũng từng tham gia tranh cử năm 2012 và chỉ chịu thua bà Park Geun-hye với tỉ lệ rất sít sao. Bên cạnh đó, một bộ phận khá đông cử tri ủng hộ lập trường tương đối ôn hòa và khôn khéo cùa ứng cử viên này trong vấn đề Triều Tiên, cũng như việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc. Trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên trong vài tháng trở lại đây luôn căng thẳng tột độ, thậm chí có lúc gần kề miệng hố chiến tranh bởi sự đối đầu quân sự giữa Mỹ và Triều Tiên, người dân Hàn Quốc rõ ràng hy vọng vào một ứng cử viên có khả năng duy trì hòa bình và ổn định bằng một phương thức ít gây thiệt hại nhất.
Trong khi đó, nghị sĩ Ahn Cheol-soo, 55 tuổi, cựu bác sĩ và doanh nhân tin học, đồng thời là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch đảng Nhân dân, trong cuộc chạy đua lần này, đã cam kết giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng chiến lược áp dụng song song trừng phạt và đối thoại. Điểm mạnh của ứng cử viên này, có lẽ là việc ông luôn biết cách thu hút cử tri thông qua việc kịp thời điều chỉnh chính sách tranh cử cho phù hợp. Tuy nhiên, kinh nghiệm chính trường của ứng cử viên 55 tuổi này không mấy nổi bật và đây có thể là điểm yếu trong bối cảnh chính trường Hàn Quốc cần một gương mặt đủ kinh nghiệm và sự từng trải để có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Ứng cử viên đảng bảo thủ Hàn Quốc Tự do Hong Chung pio lại tỏ ra là người mạnh mẽ, thể hiện rõ rệt trong các chính sách quan trọng nhất. Được coi là ứng cử viên cứng rắn nhất, ông Hong đã gây ấn tượng với việc công bố tầm nhìn cải cách quốc gia, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ tới lãnh thổ Hàn Quốc và thiết lập một lực lượng thủy quân lục chiến đặc biệt để đáp trả Triều Tiên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi uy tín của đảng bảo thủ cầm quyền giảm mạnh do ảnh hưởng từ vụ bê bối của bà Pack Geun-hye, cơ hội của ông được đánh giá là không quá nhiều.
Số cử tri tham gia bỏ phiếu sớm đạt mức kỷ lục, với 10,34 triệu người (tương đương 24,3% tổng số cử tri), cao gấp đôi so với tỷ lệ bỏ phiếu sớm của cuộc bầu cử quốc hội vừa diễn ra năm 2016 cho thấy mức độ quan tâm sát sao của người dân với vị trí người đứng đầu quốc gia vào thời điểm hiện tại. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm, những nguy cơ ngày càng gia tăng sau khi Bình Nhưỡng liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa và sẵn sàng cho vụ thử hạt nhân lần thứ 6, quan hệ với Trung Quốc căng thẳng khi THAAD bắt đầu đi vào hoạt động... việc cử tri quan tâm và hy vọng một tổng thống mới có thể ổn định tình hình là điều dễ hiểu.
Trong thời điểm nhạy cảm này, cuộc bầu cử ngày 9/5 có thể coi là cuộc đấu đầy cam go và thử thách, mà trong đó người thắng cuộc phải là người đưa ra được đáp án tổng thể và toàn diện cho tất cả những bài toán về an ninh, kinh tế lẫn chính trị. Bất luận ai bước vào Nhà Xanh sau cuộc bầu cử ngày 9/5, cũng phải “kế thừa” một hệ thống chính trị đang chờ được cải cách triệt để sau những bê bối tham nhũng làm chao đảo chính trường, một nền kinh tế chịu thiệt hại nặng nề từ đòn trả đũa của Trung Quốc liên quan tới THAAD, một xã hội vẫn bị chia rẽ nặng nề bởi những bất đồng sâu sắc.
Cuối cùng và quan trọng nhất, người kế nhiệm bà Park Geun-hye cần có thêm sự nhạy bén về ngoại giao để ổn định quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ cũng như xử lý căng thẳng gia tăng với Triều Tiên. Giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị trong nước, định hướng khôi phục nền kinh tế và tháo gỡ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên của các ứng cử viên được xem là những căn cứ mấu chốt để cử tri Hàn Quốc quyết định lá phiếu của mình.

Cuộc sống thường nhật ở Hàn Quốc qua ảnh AP

(Kiến Thức) - Phóng viên hãng thông AP đã chia sẻ bộ ảnh ghi lại cuộc sống thường nhật ở Hàn Quốc.

Cuộc sống thường nhật ở Hàn Quốc qua ảnh AP
Cuoc song thuong nhat o Han Quoc qua anh AP
 Nữ công nhân mang gối ra phơi ở chùa Chogye Seoul, Hàn Quốc ngày 1/8/2016 dưới tiết trời trên 33 độ C. Cuộc sống thường nhật ở Hàn Quốc đã được miêu tả rõ nét qua bộ ảnh qua phóng viên AP này.

Hàn Quốc: Bãi chức tổng thống Park thì dễ, thay thế mới khó

(Kiến Thức) - Hàn Quốc có 60 ngày để lựa chọn người thay thế Tổng thống Park Geun-hye vừa bị Quốc hội đình chỉ công tác, nhưng nói thì dễ mà làm mới khó.

Hàn Quốc: Bãi chức tổng thống Park thì dễ, thay thế mới khó
Thật trớ trêu, tất cả các nhân vật dự kiến được lựa chọn thay thế Tổng thống bị đình nhiệm Park Geun-hye xem ra lại được Trung Quốc ưa thích hơn Hàn Quốc.
Han Quoc: Bai chuc tong thong thi de, thay the moi kho
 Tổng thống Park Geun-hye vừa bị Quốc hội đình chỉ công tác. Ảnh Soompi

Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Món quà dành cho Bình Nhưỡng

(Kiến Thức) - Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc và chuyển giao quyền lực tổng thống ở Mỹ xem ra lại là món quà lớn dành cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Món quà dành cho Bình Nhưỡng
Đó là nhận định của nhà phân tích Rob Edens, chuyên nghiên cứu về ASEAN và có trụ sở ở London, trong bài viết đăng trên báo mạng The Straits Times ngày 14/12/2016.
Chính trường Hàn Quốc đã bị rơi vào tình trạng hỗn loạn, sau khi Quốc hội nước này bỏ phiếu phế truất Tổng thống Park Geun-hye trong ngày 10/12. Trong vòng 6 tháng, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ quyết định liệu cuộc bỏ phiếu phế truất của Quốc hội có hiệu lực hay không.

Tin mới