Vòng kinh không đều thì khó có con?

(Kiến Thức) - Việc người phụ nữ có vòng kinh không đều có thể ít nhiều ảnh hưởng đến việc thụ thai, nhất là với người có kiến thức chưa đầy đủ về việc lựa chọn thời điểm...

Hỏi: Có phải phụ nữ có vòng kinh không đều thì khó có con? Kinh nguyệt của tôi rất thất thường, có khi 40 ngày mới có một lần, có khi lại chỉ 28 hoặc 32 ngày. Tôi lập gia đình đã hơn 8 tháng mà chưa có con. Tôi rất lo lắng về điều này - Trần Thị Hường (Gia Viễn, Ninh Bình).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
BS Phó Đức Nhuận, nguyên Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản T.Ư: Việc người phụ nữ có vòng kinh không đều có thể ít nhiều ảnh hưởng đến việc thụ thai, nhất là với người có kiến thức chưa đầy đủ về việc lựa chọn thời điểm có khả năng rụng trứng để thụ thai theo ý muốn. 
Với người có vòng kinh 28 ngày thì ngày rụng trứng thường vào ngày thứ 14 (tính từ ngày bắt đầu thấy kinh), nhưng nếu vòng kinh ngắn, ví dụ chỉ 21 ngày thì ngày rụng trứng sẽ sớm hơn (có thể vào ngày thứ 7) còn nếu vòng kinh dài, ví dụ, 35 ngày thì ngày rụng trứng sẽ muộn hơn (có thể vào ngày 21 của chu kỳ kinh đó. 
Nếu hai vợ chồng bạn ở gần nhau mà 8 tháng vẫn chưa có thai, cả hai vợ chồng bạn nên đi khám. Nguyên nhân do ai thì các bác sĩ sẽ có hướng xử trí. Chưa chắc nguyên nhân chưa có con đã từ phía bạn, dù đúng là vòng kinh không đều thì cũng ảnh hưởng đến việc thụ thai. Bạn yên tâm, khoa học giờ phát triển, dù do nguyên nhân nào thì cũng sẽ có hướng giải quyết.

S.O.S những việc cần làm trước khi có em bé

(Kiến Thức) - Đặc biệt chú ý sức khỏe và phòng chống bệnh tật trước khi mang thai là yếu tố quyết định đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong và sau khi mang thai.

Tìm hiểu tiền sử bệnh tật. Đây là vấn đề khá quan trọng trước khi mang bầu. Thử hỏi bố mẹ và người thân trong gia đình về những bệnh di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể như Down, thiếu máu hình cầu lưỡi liềm, xơ nang, chảy máu, bệnh tim, khuyết tật ống thần kinh... Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những xét nghiệm nên làm trước khi sinh hoặc thụ thai.
 Tìm hiểu tiền sử bệnh tật. Đây là vấn đề khá quan trọng trước khi mang bầu. Thử hỏi bố mẹ và người thân trong gia đình về những bệnh di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể như Down, thiếu máu hình cầu lưỡi liềm, xơ nang, chảy máu, bệnh tim, khuyết tật ống thần kinh... Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những xét nghiệm nên làm trước khi sinh hoặc thụ thai.
Kiểm tra lại “ngân khố”. Nên xem xét lại kinh phí gia đình trước khi mang bầu và sinh con, vì đây là giai đoạn khá tốn kém. Khi nghỉ sinh bé, kinh tế gia đình sẽ bị thâm hụt nghiêm trọng, lúc đó gánh nặng sẽ phải đổ dồn lên vai người chồng.
Kiểm tra lại “ngân khố”. Nên xem xét lại kinh phí gia đình trước khi mang bầu và sinh con, vì đây là giai đoạn khá tốn kém. Khi nghỉ sinh bé, kinh tế gia đình sẽ bị thâm hụt nghiêm trọng, lúc đó gánh nặng sẽ phải đổ dồn lên vai người chồng. 

10 cách giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số bước bạn có thể làm để ngăn ngừa đột quỵ.

Đo huyết áp của bạn thường xuyên. Huyết áp cao là yếu tố lớn nhất trong những nguyên nhân của đột quỵ, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp và giữ nó ổn định.
Đo huyết áp của bạn thường xuyên. Huyết áp cao là yếu tố lớn nhất trong những nguyên nhân của đột quỵ, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp và giữ nó ổn định.

Tin mới