VPBank đề xuất phát hành gần 2 tỷ cổ phiếu chia cổ tức tỷ lệ 80%

(Vietnamdaily) - VPBank đề xuất dùng phát hành 1,97 tỷ cổ phiếu để tăng vốn lên 45.057 tỷ đồng trong năm nay, tương đương tổng mức chia cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là khoảng 80%.

Ngày 15/7, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đã có tờ trình phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức và phát hành thêm để tăng vốn điều lệ năm 2021.

Theo VPBank, tính đến cuối năm 2020, lợi nhuận chưa phân phối và quỹ đầu tư phát triển khoảng 19.511 tỷ đồng và nguồn dự trữ bổ sung 808 tỷ đồng.

Do đó, nhà băng này đề xuất dùng các nguồn này để phát hành thêm 1,97 tỷ cổ phiếu để tăng vốn từ 25.299 tỷ lên 45.057 tỷ đồng trong năm nay, tương đương tổng mức chia cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là khoảng 80%.

Cụ thể, VPBank dự kiến phát hành trả cổ tức bằng cổ phiếu 62,15%, tức cổ đông sở hữu 10.000 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 6.215 cổ phiếu mới. Đồng thời, ngân hàng cũng phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu tỷ lệ 17,85%, tức 10.000 cổ phiếu phổ thông được nhận thêm 1.785 cổ phiếu mới.

VPBank de xuat phat hanh gan 2 ty co phieu chia co tuc ty le 80%
 

Tổng số cổ phiếu sau khi phát hành dự kiến là 4,5 tỷ cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ 45.057 tỷ đồng. Thời điểm phát hành dự kiến vào quý 3 và/hoặc quý 4/2021.

Vốn thu được từ đợt phát hành, VPBank mục đích nhằm đảm bảo tỷ lệ đầu tư, góp vốn mua công ty con và hoặc góp vốn vào các lĩnh vực kinh donah khác để bổ trợ và thúc đẩy hoạt động của ngân hàng. Đồng thời cải thiện các tỷ lệ được quy định, phục vụ nhu cầu tín dụng, cải thiển chỉ số an toàn vốn...

Nhờ thông tin này mà sáng nay 15/7, cổ phiếu VPB bật tăng sau nhiều ngày chìm trong sắc đỏ cùng thị trường, hiện đang giao dịch quanh mức 62.800 đồng/cp lúc 10h48 phút sáng, ghi nhận tăng hơn 25% trong vòng 3 tháng qua. Khối lượng giao dịch đã lên mốc hơn 7 triệu đơn vị.

Thoái vốn tại 'con gà đẻ trứng vàng' FE Credit, VPBank sẽ lấy gì để tăng trưởng lợi nhuận?

ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của VPBank đã diễn ra sôi nổi trong phần hỏi đáp của cổ đông. Đáng chú ý, cổ đông đặt ra vấn đề, nếu VPBank thoái vốn thành công tại FE Credit - gà đẻ trứng vàng của ngân hàng thì HĐQT sẽ lấy cái gì để bù đắp vào phần hụt thu từ công ty tài chính này?

ĐHĐCĐ năm 2020 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) kết thúc với phần hỏi đáp sôi nổi của các cổ đông và các thành viên HĐQT ngân hàng này.

VPBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 16.600 tỷ năm 2021

(Vietnamdaily) - Năm 2021, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gần 28% lên 16.654 tỷ đồng, nợ xấu riêng lẻ dưới 3%.

Năm 2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 17,4% lên 491.886 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá mục tiêu là 327.280 tỷ, tức tăng 10,5%.

Dư nợ cấp tín dụng 376.340 tỷ, tăng 16,6%. Tỷ lệ nợ xấu của riêng VPBank là dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế tăng gần 28% lên 16.654 tỷ đồng.

Trong năm nay, VPBank dự kiến phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp theo tỷ lệ 0,59%.

VPBank dat muc tieu lai truoc thue 16.600 ty nam 2021
 

Nói về năm 2020, VPBank ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt trên 13.000 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với năm trước, và vượt 27,5% kế hoạch.

Tổng thu nhập hoạt động toàn ngân hàng đạt 39 nghìn tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 22% tại ngân hàng hợp nhất và 24,6% tại ngân hàng riêng lẻ.

Mảng tín dụng tiêu dùng (FE Credit) có tệp khách hàng là các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Covid-19, nhưng FE Credit vẫn dẫn đầu trên thị trường.

Tỷ lệ nợ xấu được cải thiện ở cả cấp độ hợp nhất và riêng lẻ, trong đó tại ngân hàng hợp nhất, tỷ lệ nợ xấu (theo TT 02) vẫn được duy trì ở mức dưới 3%, và tại ngân hàng riêng lẻ tỷ lệ này xuống dưới 2%.

Song song với nỗ lực kiểm soát nợ xấu, năm 2020 VPBank tiếp tục tăng cường chủ động nguồn lực dự phòng. Chi phí dự phòng của cả năm 2020 hợp nhất tăng 15,2% so với năm trước (đã loại trừ khoản chi phí dự phòng cho VAMC của năm 2019). Tại ngân hàng riêng lẻ, chi phí dự phòng tăng 27%.