VPBank hoàn tất bán 49% vốn FE Credit, vay hợp vốn nước ngoài 300 triệu USD

(Vietnamdaily) - VPBank đã hoàn tất bán 49% vốn tại FE Credit cho SMBCCF, một công ty con của Tập đoàn Sumitomo.

Ngày 28/10/2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) cho biết đã hoàn thành tất cả các quy trình và thủ tục cần thiết để Công ty SMBC Consumer Finance Company (SMBCCF) chính thức mua lại 49% cổ phần của FE Credit.

Như vậy, sau 6 tháng kể từ khi VPBank và SMBCCF ký hợp đồng chuyển nhượng vốn vào tháng 4/2021, hai bên đã hoàn thành các bước và thủ tục cần thiết để SMBCCF chính thức nắm giữ 49% vốn điều lệ tại FE Credit.

VPBank vẫn nắm giữ 50% vốn điều lệ tại FE Credit, trong khi 1% vốn điều lệ còn lại thuộc về một nhà đầu tư khác.

Đồng thời, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng sẽ được đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH VPBank SMBC. 

Như vậy, lợi nhuận từ thương vụ này của VPBank sẽ được ghi nhận vào quý 4/2021.

VPBank hoan tat ban 49% von FE Credit, vay hop von nuoc ngoai 300 trieu USD
 

Trước đó, ngày 27/10/2021, VPBank đã nhận được khoản vay hợp vốn kỳ hạn 2 năm trị giá 200 triệu USD với Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) là một trong những đối tác chính. Các đối tác khác là CTBC Bank, Hua Nan Commercial Bank, State Bank of India và First Commercial Bank.

Ngoài ra, vào giữa tháng 10, VPBank đã nhận được khoản vay hợp vốn từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và SMBC với hạn mức tối đa 100 triệu USD để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) - đặc biệt là các doanh nghiệp có lãnh đạo là nữ giới.

Thoái vốn tại 'con gà đẻ trứng vàng' FE Credit, VPBank sẽ lấy gì để tăng trưởng lợi nhuận?

ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của VPBank đã diễn ra sôi nổi trong phần hỏi đáp của cổ đông. Đáng chú ý, cổ đông đặt ra vấn đề, nếu VPBank thoái vốn thành công tại FE Credit - gà đẻ trứng vàng của ngân hàng thì HĐQT sẽ lấy cái gì để bù đắp vào phần hụt thu từ công ty tài chính này?

ĐHĐCĐ năm 2020 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) kết thúc với phần hỏi đáp sôi nổi của các cổ đông và các thành viên HĐQT ngân hàng này.

VPBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 16.600 tỷ năm 2021

(Vietnamdaily) - Năm 2021, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gần 28% lên 16.654 tỷ đồng, nợ xấu riêng lẻ dưới 3%.

Năm 2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 17,4% lên 491.886 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá mục tiêu là 327.280 tỷ, tức tăng 10,5%.

Dư nợ cấp tín dụng 376.340 tỷ, tăng 16,6%. Tỷ lệ nợ xấu của riêng VPBank là dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế tăng gần 28% lên 16.654 tỷ đồng.

Trong năm nay, VPBank dự kiến phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp theo tỷ lệ 0,59%.

VPBank dat muc tieu lai truoc thue 16.600 ty nam 2021
 

Nói về năm 2020, VPBank ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt trên 13.000 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với năm trước, và vượt 27,5% kế hoạch.

Tổng thu nhập hoạt động toàn ngân hàng đạt 39 nghìn tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 22% tại ngân hàng hợp nhất và 24,6% tại ngân hàng riêng lẻ.

Mảng tín dụng tiêu dùng (FE Credit) có tệp khách hàng là các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Covid-19, nhưng FE Credit vẫn dẫn đầu trên thị trường.

Tỷ lệ nợ xấu được cải thiện ở cả cấp độ hợp nhất và riêng lẻ, trong đó tại ngân hàng hợp nhất, tỷ lệ nợ xấu (theo TT 02) vẫn được duy trì ở mức dưới 3%, và tại ngân hàng riêng lẻ tỷ lệ này xuống dưới 2%.

Song song với nỗ lực kiểm soát nợ xấu, năm 2020 VPBank tiếp tục tăng cường chủ động nguồn lực dự phòng. Chi phí dự phòng của cả năm 2020 hợp nhất tăng 15,2% so với năm trước (đã loại trừ khoản chi phí dự phòng cho VAMC của năm 2019). Tại ngân hàng riêng lẻ, chi phí dự phòng tăng 27%.