Vụ 84 công nhân ở Nghệ An nhập viện: Ngộ độc do vi sinh vật

Liên quan đến vụ 84 công nhân tại 2 doanh nghiệp ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn trưa, cơ quan chức năng đã tìm ra nguyên nhân.

Ngày 19/12, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An thông tin vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH Premium Fashion Việt Nam (khu công nghiệp WHA IndustrialZone 1, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) và Công ty TNHH JTEC Nghệ An (khu công nghiệp VSIP Nghệ An, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An).

Sau khi lấy mẫu thức ăn kiểm tra cho thấy, căn cứ kết quả kiểm nghiệm mẫu thức ăn của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, kết quả điều tra ngộ độc và nhận định của các đơn vị điều trị bệnh nhân, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận định đây là vụ ngộ độc thực phẩm nghi do Histamin có trong mẫu cá Bạc má chiên và Vi sinh vật (E.coli, Coliforms) trong một số mẫu thức ăn (dưa xào thịt, cá bạc má chiên, rau cải xào, thịt kho củ cải, cam).

Vu 84 cong nhan o Nghe An nhap vien: Ngo doc do vi sinh vat
Công nhân nhập viện điều trị. (Ảnh: Phan Ngọc/ LĐCĐVN) 
Trước đó như báo Tri thức và Cuộc sống đã đưa tin, vào khoảng 13h ngày 6/12, sau bữa ăn trưa, hơn 60 công nhân tại 2 nhà máy thuộc Khu công nghiệp WHA, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An và Khu công nghiệp VISP xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An bất ngờ xuất hiện các biểu hiện bị ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… 
Các công nhân được đưa tới bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, bệnh viện huyện Nghi Lộc, bệnh viện Cửa Đông cấp cứu ngay sau đó. Tính đến 20h ngày 6/12 có 84 người nhập viện điều trị. Hiện các bệnh nhân đã xuất viện và sức khỏe các bệnh nhân ổn định.
Liên quan đến vụ ngộ độc, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An tạm đình chỉ hoạt động của đơn vị cung cấp suất ăn đối với Công ty cổ phần thương mại B.A.C. Đồng thời, yêu cầu cơ sở khắc phục các tồn tại.
>>> Mời độc giả xem thêm video 3 bệnh nhân ngộ độc liệt hoàn toàn, phải thở máy:
 

Ngộ độc thực phẩm gây nỗi bất an

Theo thống kê của Bộ Y tế, 9 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so với 9 tháng năm 2023. Số người ngộ độc cũng tăng hơn 2 lần.

Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị. Theo thống kê của Bộ Y tế, 9 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so với 9 tháng năm 2023. Tuy nhiên, số người ngộ độc tăng hơn 2 lần, số vụ có người mắc trên 30 người tăng.

Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc qua xét nghiệm có vụ do vi sinh vật salmonella trong thịt nguội, các món gà, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa hay vi sinh vật Bacillus cereus trong canh chua thịt giá đỗ, vi sinh vật Staphylococus aureus trong mì Quảng,…

Ngo doc thuc pham gay noi bat an
Ảnh minh hoạ/internet 

Từ các vụ ngộ độc cho thấy, việc thực hiện các quy định về  an toàn thực phẩm (ATTP) của một bộ phận chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đầy đủ thường xuyên. Có cơ sở không có đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, không xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Có cơ sở không thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu theo quy định, không cung cấp được các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến nguyên liệu thực phẩm.

Điều đáng lo ngại là hàng ngày, hàng giờ, đâu đó xảy ra những vụ việc ngộ độc thực phẩm gây nỗi bất an. Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi ăn.

Theo Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong, bảo đảm ATTP là bí quyết phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Trong đó, người tiêu dùng nên chọn lựa thực phẩm đảm bảo an toàn, rõ nguồn gốc, còn hạn sử dụng.

Các gia đình cần bảo quản thực phẩm đúng cách, từ thực phẩm chưa chế biến (đông lạnh, ướp muối...) hoặc đã chế biến (đậy, hâm, ướp lạnh).

Đặc biệt, ông Đặng Thanh Phong lưu ý, người dân giữ vệ sinh trong khâu chế biến, khi ăn uống; vệ sinh tay trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn uống; vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng và ăn uống. Khi nấu nướng chế biến thức ăn, người dân cần dùng riêng các dụng cụ.

Bên cạnh đó, các gia đình cần sơ chế, chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, đúng cách; sử dụng nguồn nước sạch; “ăn chín, uống sôi”, ăn, uống thực phẩm đã chín kỹ. Các gia đình nên thận trọng khi ăn uống ở hàng quán bên ngoài; lựa chọn hàng quán có uy tín, thương hiệu.

  >>> Mời độc giả xem thêm video Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua, độc tố Botulinum là chất kịch độc:
 

Hà Nội tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Hà Nội tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động, phát hiện kịp thời nhằm hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm...

Ngày 28/11, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 344/KH-UBND triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, mục đích đặt ra tại kế hoạch này là tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động, phát hiện kịp thời nhằm hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Tin mới