Vụ án Đinh La Thăng: Còn những điều “khủng khiếp” cao hơn phạt tù

(Kiến Thức) - Ngoài đối diện với những mức án phạt mà HĐXX vừa tuyên, bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm còn đối mặt với nhiều mức án khác từ dư luận, còn cao hơn án phạt tù như vết nhơ trong cuộc đời khó gột rửa.

Tòa tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT (nay là hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 13 năm tù về tội Cố ý làm trái. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc PVC 14 năm tù về tội Cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt chung bị cáo Thanh phải chấp hành là tù chung thân.
Đánh giá toàn bộ phiên xét xử đại án trên, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn ĐBQH Bến Tre) - Ủy viên Thường trực các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc đứng trước vành móng ngựa chắc chắn không phải là ước nguyện của bất kỳ một ai. “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”, rơi vào tình trạng đó là một việc cực kì bi đát, nhất là một người như ông Đinh La Thăng.
Ông Đinh La Thăng nghe tuyên án. Nguồn ảnh: TTXVN
 Ông Đinh La Thăng nghe tuyên án. Nguồn ảnh: TTXVN
“Người xưa từng bảo “vô phúc đáo tụng đình”. Đây không hẳn là “đáo tụng đình” mà bị đưa ra tòa xét xử, trở thành tội phạm của cả xã hội. Đó là một điều hết sức đáng tiếc, một vết nhơ trong cuộc đời không chỉ dành cho bản thân các bị cáo, mà cho cả những người thân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể... Các bị cáo đều là cán bộ nhà nước, nên đây còn là vết nhơ cho nhà nước và công tác cán bộ”, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.
Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đến thời điểm này, bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm đã nhìn nhận ra lỗi lầm, cái sai của mình. Dù có thể còn những điều nọ, điều kia nhưng hầu hết đều nhận cảm thấy hối tiếc, ân hận về những hành vi mình đã làm trong quá khứ. Vụ án này để lại nhiều bài học rất lớn cho nhiều cán bộ khác, nhất là một số cán bộ hiện nay đã và đang ở tình trạng có những hành vi như thế mà chưa bị các cơ quan tố tụng phát hiện ra, chưa bị xử lý.
Đây là bài học lớn không chỉ cho những người làm trái chính sách của Đảng và Nhà nước, có hành vi tham nhũng, lãng phí mà còn cả các bài học cho các cán bộ sau này khi bắt đầu được tuyển vào cơ quan nhà nước hoặc bắt đầu làm chính trị đều phải học cách làm thế nào để giữ gìn bản thân, trở thành người có lương tâm trong sạch, không bị vướng vào các hành vi vi phạm pháp luật cũng như phạm tội.
"Con người sống phải có thanh danh, làm cán bộ là phải cống hiến thật sự, xứng đáng với niềm tin của những người đã đề cử mình lên chức vụ đó chứ không phải là dùng chức vụ đó để làm trái, tham nhũng... Vụ án này có những điều hết sức đáng tiếc và cần phải rút kinh nghiệm ngay lập tức cho rất nhiều người, đặc biệt là những cán bộ trẻ. 
Đảng ta luôn coi công tác cán bộ là vấn đề then chốt của mọi vấn đề. Cán bộ là khâu quyết định của mọi quyết định khác. Ngay các Nghị quyết gần đây, Đảng thường xuyên quan tâm, đề cập tới công tác cán bộ. Ban Tổ chức Trung ương cũng đã nhiều lần họp và quán triệt về việc này. Tuy nhiên, sự việc liên quan tới ông Đinh La Thăng và các bị cáo trong vụ PVC vừa diễn ra là điều hết sức đáng tiếc. Đây là bài học lớn cho chúng ta trong việc thận trọng xây dựng đội ngũ cán bộ ngay từ ban đầu, tránh việc lọt lưới cán bộ hư hỏng vào Đảng, chính quyền. Hay nói cách khác, qua sự việc này chắc chắn chúng ta phải rút kinh nghiệm về vấn đề quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nói chung", Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết. 

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: "HĐXX vụ Đinh La Thăng phải chịu áp lực tâm lý lớn"

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ - nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự TW cho rằng hội đồng xét xử vụ án Đinh La Thăng chắc chắn phải chịu những áp lực tâm lý lớn. Tuy nhiên, "tôi tin HĐXX vụ án ông có trái tim nóng và cái đầu lạnh".

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ. (Ảnh: Quốc hội)
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ. (Ảnh: Quốc hội) 
Ngày mai TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên án vụ ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đồng phạm. Về diễn biến phiên tòa những ngày qua, PV Dân Việt có trao đổi với thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ -nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, hiện là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội.

Cư dân mạng nói gì trước ngày ông Đinh La Thăng bị tuyên án?

(Kiến Thức) - “Bị cáo Đinh La Thăng chỉ nhận trách nhiệm người đứng đầu mà không nhận trách nhiệm sai phạm của mình nên cần xử lý nghiêm. Việc đưa vụ án ra xét xử là thực hiện đấu tranh phòng chống tham nhũng, không có vùng cấm…”, độc giả Minh Anh bình luận.

Sáng mai (22/1), HĐXX TAND TP Hà Nội sẽ tuyên án bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài” sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Trước đó, VKSND TP Hà Nội đã đề nghị tuyên phạt ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tin mới