Vụ cá chết ở miền Trung: "Số tiền Formosa phải bồi thường rất nhỏ"

Số tiền Formosa phải bồi thường 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân.

Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến số tiền Formosa phải bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường, vì sao lại là 500 triệu USD, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng: “Phải nói số đền bù chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp. Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác. Ví dụ thiệt hại ở Minamata của Nhật Bản do một công ty Nhật xả thải gây ra các bạn nghĩ là bao nhiêu, vẫn chưa tính được".
Vu ca chet o mien Trung:
 Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại họp báo chiều 30/6.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà: “Chúng tôi yêu cầu Formosa và cổ đông thay đổi công nghệ, không để xảy ra tình trạng như vậy, xử lý ô nhiễm môi trường, hỗ trợ người dân xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường. Kinh phí đó không phải lớn”.
Liên quan đến việc có khởi tố vụ án đối với hành vi tàn phá môi trường của Formosa hay không, Bộ trưởng, CNVP Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Khi có thông tin sự cố hải sản chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung thì các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cũng có thái độ rất rõ ràng. Đó là quyết liệt chỉ đạo bằng được các cơ quan trong nước và yêu cầu có sự tham gia của các nhà khoa học ngoài nước. Trước hết tập trung đưa ra các biện pháp khắc phục ngay nhằm ổn định đời sống của ngư dân và nhân dân ven biển, ngay cả vấn đề quan tâm đến hỗ trợ lãi suất, việc làm, tổ chức thu mua toàn bộ hải sản mà ngư dân đánh bắt, công bố sớm vùng hải sản đánh bắt an toàn và cảnh báo, dự báo những vùng đánh bắt không an toàn để người dân biết, tránh không sử dụng hải sản không đạt tiêu chuẩn.
“Việc đấu tranh để tìm ra thủ phạm gây xả thải ra môi trường vừa qua của Formosa Hà Tĩnh là việc làm thể hiện thái độ rất cương quyết của Chính phủ Việt Nam. Quan điểm của Thủ tướng và Chính phủ Việt Nam là xử lý nghiêm, không loại trừ bất cứ một cá nhân, tổ chức nào” – Bộ trưởng Dũng nói.
Tuy nhiên, Việt Nam đang xây dựng một môi trường đầu tư để tạo hình ảnh Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và tham gia các hiệp định thương mại và đang được các bạn bè quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao. Đó là ổn định chính trị, cải thiện môi trường đầu tư và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Việc kinh doanh, đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành công chính là khẳng định môi trường đầu tư rất tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi trước Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam và đã đưa ra 5 cam kết trách nhiệm bồi thường và không tái diễn vụ việc tương tự. Ở Việt Nam chúng tôi có câu “Đánh kẻ chạy đi, chứ không ai đánh người chạy lại”. Như vậy, tôi muốn nói rằng, Chính phủ Việt Nam luôn luôn có thái độ rất rõ là xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật của Việt Nam nhưng đồng thời có chính sách hết sức khoan hồng, độ lượng, để thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài có vi phạm nhưng nhận lỗi trước Nhà nước và nhân dân Việt Nam thì sẽ xem xét. Nếu như các nhà đầu tư cam kết thực hiện đúng pháp luật của Việt Nam thì pháp luật Việt Nam cũng bảo đảm cho các nhà đầu tư hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả, nhưng đồng thời cũng quy định rõ nếu vi phạm pháp luật thì xử lý nghiêm.
“Việc nhận lỗi của Tập đoàn Formosa Hà Tĩnh cũng đã thể hiện thái độ trước việc vi phạm trên. Cho nên đưa vụ án ra khởi tố hay không thì đây là việc Chính phủ Việt Nam sẽ cân nhắc. Nếu như nhà đầu tư nhận lỗi trước nhân dân Việt Nam thì cũng mong rằng nhân dân Việt Nam có thái độ độ lượng và khoan hồng, thể hiện tấm lòng cao thượng của người dân Việt Nam” – Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến trách nhiệm của cá nhân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết thêm: “Sáng nay, tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu rà soát lại toàn bộ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường áp dụng cho các doanh nghiệp và các loại hình hoạt động khác. Đối với trách nhiệm của cán bộ, công chức trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự cố này, dù ở cấp nào cũng sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật tuỳ theo mức độ sai phạm của mình”./.

Khởi tố 3 cán bộ sai phạm trong đền bù dự án Formosa

Sai phạm trong đền bù dự án Formosa gần 10 tỉ đồng, nguyên cán bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và 2 lãnh đạo xã bị khởi tố.

Khoi to 3 can bo sai pham trong den bu du an Formosa
Cơ quan công an đọc lệnh khởi tố đối với ông Lê Công Diếu - nguyên chủ tịch xã Kỳ Phương - Ảnh: Văn Định.
Ngày 3/12, Công an Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố bị can các ông Lê Công Diếu - nguyên chủ tịch xã Kỳ Phương, Hồ Xuân Cương - nguyên cán huyện Kỳ Anh và Lê Xuân Nghinh - nguyên bí thư xã Kỳ Long về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Bộ Công Thương lập đoàn công tác đến Formosa sau vụ cá chết

Đoàn công tác đến làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh về việc kiểm tra xử lý chất thải và tình hình sản xuất, bảo vệ môi trường.

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ngày 22/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký văn bản số 3537/BCT-ATMT hỏa tốc thành lập Đoàn công tác đến làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh về việc kiểm tra xử lý chất thải và tình hình sản xuất, bảo vệ môi trường.

Tin mới